Ai Cập lên tiếng chỉ trích Luật Quốc gia dân tộc Do Thái của Israel

Ngày 21/7, Ai Cập lên tiếng bác bỏ Luật Quốc gia dân tộc Do Thái gây tranh cãi vừa được Quốc hội Israel thông qua, trong đó coi Israel là nhà nước của người Do Thái, Jerusalem là thủ đô.
Ai Cập lên tiếng chỉ trích Luật Quốc gia dân tộc Do Thái của Israel ảnh 1Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Israel ở Jerusalem. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 21/7, Ai Cập lên tiếng bác bỏ Luật Quốc gia dân tộc Do Thái gây tranh cãi vừa được Quốc hội Israel thông qua, trong đó coi Israel là nhà nước của người Do Thái và Jerusalem là thủ đô.

Cairo cảnh báo luật này sẽ đe dọa các nỗ lực hòa bình khu vực.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ai Cập nêu rõ Luật Quốc gia dân tộc Do Thái của Israel "củng cố hành vi chiếm đóng và chia rẽ sắc tộc, cũng như đe dọa các cơ hội đạt được hòa bình và một giải pháp toàn diện, công bằng cho vấn đề Palestine."

Trước đó, sau nhiều tháng tranh cãi, ngày 19/7 vừa qua, Quốc hội Israel đã thông qua Luật Quốc gia dân tộc Do Thái. Đạo luật này quy định rằng "Israel là quê hương lịch sử của người Do Thái và họ có quyền tự quyết định vận mệnh quốc gia của nước này."

[Cairo bác bỏ thông tin về 'liên minh bí mật' giữa Ai Cập và Israel]

Luật cũng cấm sử dụng tiếng Arab như là một ngôn ngữ chính thức song song với tiếng Hebreu (Do Thái cổ) và cấp cho ngôn ngữ này "quy chế đặc biệt" để được phép tiếp tục sử dụng trong các tổ chức Israel.

Một điều khoản khác gây tranh cãi là việc khuyến khích phát triển các khu định cư người Do Thái và coi đó là vì lợi ích quốc gia của Israel.

Ngay sau quyết định của Quốc hội Israel, đạo luật trên đã vấp phải chỉ trích và lên án của hàng loạt các nước và tổ chức trong khu vực.

Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, gồm 6 nước là Saudi Arabia, Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UEA) cũng đã lên án đạo luật trên của Israel./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.