Ám ảnh câu chuyện về những bé gái tự thiêu vì bị ép tảo hôn

Những đứa trẻ vì không chịu được sự lạm dụng và đánh đập của người chồng nên đã sống trong tuyệt vọng và cuối cùng chọn cách tự thiêu.
Ám ảnh câu chuyện về những bé gái tự thiêu vì bị ép tảo hôn ảnh 1(Nguồn: chinadaily)

Hôn nhân chính là sự hòa hợp giữa hai người trưởng thành, đồng nghĩa với việc họ yêu nhau và sẽ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn phía trước. Nhưng thật không may, tại rất nhiều nơi trên thế giới này, nhiều bé gái đã phải chịu cảnh tảo hôn. Trong lễ cưới, cô dâu vẫn còn cầm món đồ chơi yêu thích của mình.

Chinadaily đưa tin theo thống kê, mỗi ngày trên thế giới có ít nhất 39.000 bé gái tảo hôn, tương đương với mỗi hai giây sẽ có 1 bé gái kết hôn.

Một nhiếp ảnh gia đã dùng 13 năm để ghi lại hình ảnh những bé gái bị ép kết hôn sớm, ghi lại quá trình những chồi non âm thầm mọc trong bóng tối.

Nhiếp ảnh gia có tên Stephanie Sinclair, làm việc cho National Geographic và New York Times.

Stephanie nói: 'Tôi chứng kiến tảo hôn vào năm 2013 tại Afghanistan. Lúc đó, tôi nghe thấy một số thông tin nói rằng tại một tỉnh nào đó có vài bé gái tự tử bằng cách tự thiêu. Tôi đã vô cùng sốc và sợ hãi khi nghe thông tin này. Sau một thời gian điều tra, tôi mới phát hiện lý do tại sao những bé gái đó lại có hành động cực đoan như vậy. Bởi chúng bị ép gả khi vẫn còn đang trong độ tuổi ấu thơ."

"Khi đó, chúng mới 9, 10 tuổi. So với việc phải đối mặt với cuộc sống bi thương sau hôn nhân, nhiều bé gái đã chọn cách kết thúc sinh mệnh của mình. Khi đó, tôi vẫn còn ngờ ngệch cho rằng những câu chuyện thế này chỉ xảy ra ở Afghanistan. Sau này khi tôi biết tảo hôn là chuyện tương đối phổ biến trên thế giới, tôi đã bắt đầu dự án chụp ảnh Too young to wed," Stephanie cho biết.

Những đứa trẻ vì không chịu được sự lạm dụng và đánh đập của người chồng nên đã sống trong tuyệt vọng và cuối cùng chọn cách tự thiêu. Thậm chí, những người sống sót vẫn bị người chồng chửi mắng và đánh đập khi đang nằm trong bệnh viện.

"Khi bạn chẳng còn thứ gì để đốt nữa, bạn sẽ chọn cách đốt cơ thể mình," một cô gái cho biết.

Ám ảnh câu chuyện về những bé gái tự thiêu vì bị ép tảo hôn ảnh 2Những cô dâu nhỏ tuổi bên người chồng của mình. (Nguồn: chinadaily)

"Mỗi khi nhìn thấy ông ta, tôi sẽ trốn. Tôi ghét phải nhìn thấy ông ta," Tahani, một cô gái khác, nhớ lại những hình ảnh khi mới bị ép cưới. Khi đó, cô mới 6 tuổi.

Khi đang say giấc, một cô bé mới 5 tuổi có tên Rajani, sống tại Ấn Độ, được đánh thức dậy. Sau đó, người chú kéo cô bé đến đám cưới. Tảo hôn là việc làm phi pháp ở Ấn Độ nên các đám cưới như vậy thường tổ chức vào một, hai giờ sáng. Đây là một trong những bí mật được giữ kín trong ngôi làng này.

"Chúng tôi cho rằng sự xinh đẹp của một người phụ nữ không phải do nét đẹp trên gương mặt của chúng mang lại mà là do cách chăm sóc chu đáo đối với người chồng và gia đình," một người cha của chú rể tại Ethiopia cho biết.

Một bà mẹ 15 tuổi người Guatemala thì lại nói thế này "Trong cuộc đời này, tôi chưa từng cảm nhận được tình yêu."

Theo một cuộc điều tra về nhân khẩu của Liên hợp quốc, trong số nữ giới có tuổi từ 20-24 tại Guatemala, có 30% kết hôn trước 18 tuổi. Con số này còn tăng lên hơn nữa tại các vùng nông thôn. Các cô gái trẻ sinh con là hiện tượng thường xuyên gặp tại đây, thậm chí còn có quy định những cô gái dưới 14 tuổi sinh em bé thì bắt buộc phải sinh mổ.

Nhiếp ảnh gia Stephanie không những chỉ ghi lại số phận của những cô gái này bằng máy ảnh, cô còn hợp tác với Fuji Film và hội phụ nữ ở Samburu để giúp đỡ những cô gái, nạn nhân của tục lệ tảo hôn ở Kenya. Tại đây, các cô gái này có thể được đi học, và được tôn trọng.

Eunice, 14 tuổi, nói rằng: "Tôi đã biết phụ nữ có thể làm bất cứ điều gì. Nam giới và nữ giới đều được bình đẳng, chẳng có bên nào đặc biệt hơn. Tôi rất vui vì điều đó."

Ám ảnh câu chuyện về những bé gái tự thiêu vì bị ép tảo hôn ảnh 3(Nguồn: chinadaily)

"Khi tôi còn rất nhỏ, vẫn còn đi học. Cha tôi đã kéo tôi từ trường về và làm lễ cắt âm vật rồi gả tôi cho một người đàn ông già. Lần ấy, tôi nói với mẹ là cần đi vệ sinh và chạy trốn khỏi đó. Sau này, tôi gặp một người phụ nữ, cô ấy đưa tôi đến tổ chức phụ nữ ở Samburu. Tôi đã có thể tiếp tục đi học khi ở đây và sống ở đây hơn 1 năm rồi," Mary, 11 tuổi, chia sẻ./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.