Ấn Độ quan ngại về quy định mới của Mỹ đối với sinh viên nước ngoài

Đầu tuần qua, Cơ quan Thị thực Di trú và Hải quan Mỹ thông báo sẽ không cho phép sinh viên nước ngoài ở lại Mỹ nếu toàn bộ học kỳ mùa Thu tới của họ được chuyển sang hình thức học trực tuyến.
Ấn Độ quan ngại về quy định mới của Mỹ đối với sinh viên nước ngoài ảnh 1Sinh viên đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại trường đại học Georgetown ở Washington, DC, Mỹ, ngày 7/5/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 9/7, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết nước này đã truyền đạt tới phía Mỹ những quan ngại liên quan tới quy định nhập cư mới có nguy cơ buộc nhiều sinh viên Ấn Độ phải về nước.

Trả lời báo giới, người phát ngôn bộ trên Anurag Srivastava nêu rõ: "Chúng tôi hối thúc Mỹ rằng chúng ta cần nhớ rõ vai trò của hoạt động trao đổi giáo dục và giao lưu nhân dân đối với sự phát triển của các mối quan hệ song phương."

Đầu tuần qua, Cơ quan Thị thực Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo sẽ không cho phép sinh viên nước ngoài ở lại Mỹ nếu toàn bộ học kỳ mùa Thu tới của họ được chuyển sang hình thức học trực tuyến, nếu muốn tiếp tục cư trú hợp pháp tại Mỹ, họ phải có biện pháp khác như đổi sang một trường giảng dạy trực tiếp.

[Sinh viên nước ngoài học trực tuyến hoàn toàn sẽ phải rời khỏi Mỹ]

Các trường đại học tại Mỹ có một hệ thống hỗn hợp giữa các lớp trực tuyến và trực tiếp (lên lớp) sẽ phải chứng minh rằng sinh viên nước ngoài của mình đến lớp học trực tiếp ngay khi có thể để duy trì quy chế cư trú của họ.

IEC cũng cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không cấp thị thực cho các sinh viên đăng ký vào các trường hoặc chương trình học trực tuyến hoàn toàn trong học kỳ mùa Thu tới, và Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) sẽ không cho phép các sinh viên này nhập cảnh.

Quy định trên đã lập tức vấp phải nhiều chỉ trích của chính giới và chuyên gia Mỹ.

Hiện Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts ( M.I.T) đã kiện chính quyền của Tổng thống Donald Trump liên quan đến sắc lệnh nói trên.

Theo Viện Giáo dục quốc tế (IIE), trong năm học 2018-2019, số sinh viên quốc tế tại Mỹ là hơn 1 triệu người, chiếm 5,5% sinh viên đại học ở Mỹ.

Trong năm 2018, lực lượng này đóng góp 44,7 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Saudi Arabia và Canada là những nước có sinh viên học tại Mỹ đông đảo nhất./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.