Ấn Độ và Nga không tổ chức họp thượng đỉnh thường niên do COVID-19

Theo Đại sứ Nga tại Ấn Độ Nikolai Kudashev, hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Narendra Modi có thể sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 2021.
Ấn Độ và Nga không tổ chức họp thượng đỉnh thường niên do COVID-19 ảnh 1Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Narendra Modi. (Nguồn: indiablooms.com)

Lần đầu tiên trong hai thập kỷ qua, Ấn Độ và Nga không tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên.

Ngày 23/12, Bộ Ngoại giao Ấn Độ ra tuyên bố khẳng định việc hai nước không thể tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên năm nay là do đại dịch COVID-19.

Trong khi đó, theo Đại sứ Nga tại Ấn Độ Nikolai Kudashev, hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Narendra Modi có thể sẽ diễn ra trong nửa đầu năm 2021.

Truyền thông sở tại cho biết Ấn Độ và Nga đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên kể từ năm 2000 khi hai bên ký kết Tuyên bố về Đối tác Chiến lược Ấn Độ-Nga.

[Nga triển khai nhiều tàu chiến tập trận hải quân chung với Ấn Độ]

Mặc dù hai nước đã lên kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào khoảng tháng 9-10 năm nay, các kế hoạch đã không thành hiện thực khi Nga tìm cách đóng vai trò hòa giải, dàn xếp hòa bình giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong vấn đề biên giới.

Trên thực tế, trong cả hai chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tới Moskva vào tháng Sáu và sau đó vào tháng Chín vừa qua, phía Nga đều đề cập vấn đề Đường kiểm soát thực tế (LAC) với Ấn Độ.

Ông Ashok Sajjanhar, cựu quan chức ngoại giao từng tham gia phái bộ Ấn Độ tại Moskva vào đầu những năm 2000 nhận định: “Việc hai quốc gia có mối quan hệ sâu sắc thậm chí không thể tổ chức một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến quả là điều đáng lo ngại. Ngay cả hồi năm 2014 khi đang diễn ra cuộc khủng hoảng Ukraine, Tổng thống (Nga Vladimir) Putin đã có mặt ở đây (Ấn Độ) vài giờ chỉ để tổ chức hội nghị thượng đỉnh”./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.