Anh cân nhắc khả năng hoãn Brexit để thông qua các đạo luật cần thiết

Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cho biết nước Anh có thể cần hoãn Brexit để thông qua các đạo luật cần thiết nhằm thực thi Brexit, trong bối cảnh thời điểm Brexit (ngày 29/3 tới) đang đến gần.
Anh cân nhắc khả năng hoãn Brexit để thông qua các đạo luật cần thiết ảnh 1Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt. (Nguồn: EPA)

Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cho biết nước Anh có thể cần hoãn Brexit để thông qua các đạo luật cần thiết nhằm thực thi Brexit.

Trong bối cảnh thời điểm Brexit (ngày 29/3 tới) đang đến gần, Chính phủ Anh vẫn đang tìm cách thuyết phục các nghị sỹ ủng hộ một phiên bản của thỏa thuận "ly hôn" đã nhất trí với Liên minh châu Âu (EU). Nhưng ngay cả khi văn kiện này được thông qua, một đạo luật cho phép thỏa thuận có hiệu lực sẽ phải được Hạ viện và Thượng viện thông qua.

Phát biểu trên đài BBC ngày 31/1, Ngoại trưởng Hunt cho biết: "Nếu chúng ta nhất trí về một thỏa thuận chỉ vài ngày trước thời điểm 29/3 tới, chúng ta cần thêm thời gian (sau ngày này) để thông qua đạo luật quan trọng trên. Nếu chúng ta có thể đẩy nhanh toàn bộ tiến trình, điều này sẽ không cần thiết. Nhưng hiện chúng ta không thể biết chính xác kịch bản nào sẽ xảy ra."

[Vấn đề Brexit: Hạ viện Anh chất vấn Thủ tướng Theresa May]

Chính phủ Anh hiện đang cân nhắc kéo dài thời gian họp quốc hội, và hủy kỳ nghỉ tháng Hai của các nghị sỹ để có thêm thời gian thảo luận về luật Brexit. Nhưng có tới 8 đạo luật cần chuẩn bị cho Brexit, không chỉ đạo luật cho phép thực thi thỏa thuận Brexit, mà cả các luật trong các vấn đề như thương mại, nông nghiệp và nhập cư.

Chủ tịch Hạ viện Andrea Leadsom cho biết Anh có thể có "thêm một vài tuần" nếu cần. Tuy nhiên, mọi quyết định trì hoãn đều phải được 27 nước EU thông qua.

Thủ tướng Theresa May đã cam kết trở lại Brussels tìm cách thuyết phục EU về các thay đổi trong thỏa thuận, để văn bản này được các nghị sỹ ủng hộ.

Tuy nhiên, EU đã cảnh báo không muốn đàm phán lại văn kiện này. Nếu không có thỏa thuận, nước Anh sẽ đứng trước nguy cơ mất quan hệ với các đối tác thương mại gần nhất vì không có bất kỳ sự dàn xếp mới nào sau ngày "ra đi"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.