Anh, Nhật Bản và Italy thảo luận dự án máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo thuộc chương trình GCAP, dù phía Anh lo ngại về vấn đề chi phí.

Một mẫu "concept" máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo thuộc chương trình GCAP tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough, ngày 22/7/2024. (Nguồn: European Security & Defence)
Một mẫu "concept" máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo thuộc chương trình GCAP tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough, ngày 22/7/2024. (Nguồn: European Security & Defence)

Ngày 23/7, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Nhật Bản và Italy đã có cuộc hội đàm tại Thủ đô London để thảo luận chương trình phát triển máy bay chiến đấu chung, sau khi xuất hiện thông tin rằng Chính phủ mới của Anh có thể xem xét lại dự án ba bên này.

Trong khuôn khổ hội đàm với tân Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà John Healey và người đồng cấp Italy Guido Crosetto, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo và bắt đầu triển khai kế hoạch này vào năm 2035 để ứng phó với môi trường an ninh ngày càng phức tạp.

Trước đó, ngày 19/7, tờ The Times đưa tin dự án máy bay chiến đấu của Chương trình Phòng không Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) "có nguy cơ bị hủy bỏ như một phần trong cuộc đánh giá quốc phòng lớn" mà Chính phủ của Thủ tướng Keir Starmer thực hiện do lo ngại về vấn đề chi phí.

Vào ngày 22/7, Thủ tướng Anh Starmer nhấn mạnh GCAP là một chương trình quan trọng và các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng quốc phòng ba bên sẽ được tổ chức vì lợi ích đáng kể của nước này.

Lần gần nhất Anh, Nhật Bản và Italy tổ chức hội đàm cấp bộ trưởng quốc phòng là vào tháng 12/2023 ở Tokyo. Tại cuộc hội đàm đó, các bên đã ký hiệp ước thành lập một cơ quan điều phối nhằm tiến hành phát triển máy bay chiến đấu chung./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.