Anh triển khai quân đội ở các địa điểm quan trọng sau vụ đánh bom

Ngày 24/5, Anh đã triển khai quân đội tại các địa điểm quan trọng như điện Buckingham, tòa nhà Chính phủ ở phố Downing, các đại sứ quán và điện Westminster để ngăn chặn tấn công sau vụ đánh bom.
Anh triển khai quân đội ở các địa điểm quan trọng sau vụ đánh bom ảnh 1Lực lượng chống khủng bố của Anh. (Nguồn: Daily Mail)

Ngày 24/5, Anh đã triển khai quân đội tại các địa điểm quan trọng như điện Buckingham, tòa nhà Chính phủ ở phố Downing, các đại sứ quán và điện Westminster để ngăn chặn các cuộc tấn công sau khi mức báo động khủng bố được nâng lên mức cao nhất sau vụ đánh bom liều chết tại Manchester làm 22 người thiệt mạng.

Thủ tướng Anh Theresa May ngày 23/5 thông báo sau một cuộc họp của Ủy ban đối phó khủng hoảng của chính phủ rằng mức báo động khủng bố hiện được xem là "nghiêm trọng," nghĩa là một cuộc tấn công có thể xảy ra trong bối cảnh chỉ còn hơn 2 tuần nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội.

Một cơ quan độc lập có nhiệm vụ xác định mức báo động đã khuyến cao nâng mức này từ "cao" lên "nghiêm trọng" lần đầu tiên kể từ tháng 6/2007.

[Kẻ đánh bom liều chết tại Manchester có thể không hành động một mình]

Thủ tướng May nhấn mạnh điều này có nghĩa là đánh giá nguy cơ một cuộc tấn công "hoàn toàn" có thể xảy ra. 

Bà May cho biết :"Cảnh sát vũ trang bảo vệ những địa điểm quan trọng sẽ được thay thế bằng các binh sỹ quân đội. Các binh sĩ sẽ được triển khai tại các sự kiện như các buổi hòa nhạc và các trận thi đấu thể thao."

Mark Rowley, một chỉ huy cấp cao chống khủng bố của Anh nói rằng các sự kiện sẽ chỉ có thể diễn ra khi đảm bảo an toàn và quyết định nâng mức báo động được đưa ra trên cơ sở phòng ngừa. Theo chỉ huy này, như đã từng xảy ra trước đây, mức báo động cao sẽ không kéo dài.

Liên quan đến vụ tấn công tại buổi hòa nhạc ở Manchester, Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Amber Rudd ngày 24/5 cho biết có thể ít nhất 2 người thực hiện vụ tấn công.

Bà Rudd nhấn mạnh :"Đây là một vụ tấn công khủng khiếp, nó phức tạp hơn một số vụ chúng ta từng thấy trước đó, và có thể kẻ đánh bom không thực hiện một mình."

Bà Rudd xác nhận kẻ đánh bom Salman Abedi, một người Anh gốc Libya, vốn nằm trong sự theo dõi của các cơ quan an ninh. Abedi đã chết trong vụ nổ.

Bộ trưởng Rudd cho biết hoàn toàn không ngạc nhiên khi tổ chức khủng bố Nhà nước hồi giáo (IS) tự xưng nhận gây ra vụ tấn công, tuy nhiên chưa có thông tin để xác nhận điều này. 

Trong một diễn biến khác, các nhân viên đơn vị chống khủng bố của cảnh sát London ngày 23/5 đã bắt giữ tại sân bay Stansted một người đàn ông 37 tuổi tình nghi đang chuẩn bị tấn công khủng bố. Đối tượng này bị bắt khi đang chuẩn bị lên máy bay đi Thổ Nhĩ Kỳ và hiện đã được đưa đến đồn cảnh sát ở phía Nam London.

Hiện cảnh sát đang tiến hành khám xét 2 địa chỉ ở phía Bắc London. Cảnh sát cho biết vụ bắt giữ này không liên quan đến vụ đánh bom liều chết ở Manchester mà liên quan đến "hoạt động đi lại tới Syria"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.