Anh và Liên minh châu Âu nhóm họp thúc đẩy thỏa thuận hậu Brexit

Hai bên đã nhóm họp tại thủ đô London nhằm thúc đẩy đối thoại để đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit đã cận kề trong khi vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng lớn về một số nội dung.
Anh và Liên minh châu Âu nhóm họp thúc đẩy thỏa thuận hậu Brexit ảnh 1Trưởng đoàn đàm phán thương mại hậu Brexit của Anh David Frost (trái) và người đồng cấp EU Michel Barnier. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trước việc thời hạn để Anh và Liên minh châu Âu (EU) đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit đã cận kề trong khi vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng lớn về một số nội dung trong thỏa thuận, ngày 9/11, hai bên đã nhóm họp tại thủ đô London nhằm thúc đẩy đối thoại để đạt được thỏa thuận này.

Trước đó, cuối ngày 8/11, trưởng đoàn đàm phán EU, ông Michel Barnier đã tới thủ đô London để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với người đồng cấp phía Anh.

Trong một cuộc điện đàm diễn ra vào ngày 7/11 giữa Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen và Thủ tướng Anh Johnson, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí những bất đồng lớn cần phải được thu hẹp cũng như hai bên sẽ cần phải tiếp tục nỗ lực để đạt được một thỏa thuận đối tác thương mại mới trước khi giai đoạn quá độ Brexit kết thúc vào ngày 31/12.

Trước thời hạn này, EU và Anh cần có vài tuần để thỏa thuận được cơ quan lập pháp của hai bên xem xét và phê chuẩn.

[Thủ tướng Anh: Thỏa thuận thương mại với EU "sắp hoàn tất"]

Vương quốc Anh đã rời khỏi EU vào tháng Một nhưng đến nay vẫn đang trong quá trình đàm phán để đạt thỏa thuận điều chỉnh gần 1.000 tỷ USD trao đổi thương mại hàng năm trước khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc, dự kiến vào ngày 31/12.

Quyền đánh bắt cá cùng với các quy định về việc chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp Anh, và các giải quyết tranh chấp trong tương lai giữa EU với Anh là những bất đồng chính cản trở một thỏa thuận mà hai bên đang rất cần đạt được.

Cuộc đàm phán lần này là nỗ lực cuối cùng để hai bên đạt được một thỏa thuận đối tác mới trước ngày 15/11 tới - thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh EU, cũng là thời hạn chót Thủ tướng Anh Boris Johnson đặt ra để đạt thỏa thuận./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.