Áo sẽ trục xuất 50.000 người nhập cư giai đoạn 2016-2019

Chính phủ Áo dự kiến sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc trục xuất những người không được chấp nhận tị nạn với việc mỗi năm Áo sẽ trục xuất 12.500 người giai đoạn 2016-2019.
Áo sẽ trục xuất 50.000 người nhập cư giai đoạn 2016-2019 ảnh 1Người di cư chờ xe buýt sau khi vượt qua biên giới Áo- Slovenia ở khu vực Spielfeld. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo báo Krone của Áo, chính phủ nước này dự kiến sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc trục xuất những người không được chấp nhận tị nạn.

Theo dự kiến, từ năm 2016-2019, mỗi năm Áo sẽ trục xuất 12.500 người, tổng cộng trong bốn năm là 50.000 người.

Bộ trưởng Nội vụ Áo bà Johanna Mikl-Leitner cho biết kế hoạch này đã được bàn bạc và nhận được sự đồng thuận của các Bộ cũng như của Thủ tướng Áo Werner Faymann.

Năm 2015, Áo đã trục xuất 8.365 người và đang triển khai nhiều biện pháp để nâng con số này lên mục tiêu đề ra là 12.500. Theo đó, Áo mở rộng danh sách “nước xuất phát di cư an toàn” gồm Maroc, Angeria, Tunisia, Gruzia, Mông Cổ, Gambia. Những người tới từ những nước này vì lý do kinh tế sẽ bị trục xuất trong vòng 10 ngày.

Áo cũng tăng cường nhiều chuyến bay để đưa những người bị trục xuất hồi hương. Những người nhập cư chưa xin được tị nạn nếu đồng ý rời khỏi Áo sẽ được chính phủ hỗ trợ tiền mặt 500 euro.

Áo đồng thời tăng cường các biện pháp truyền thông về quy định nhập cư và tị nạn của châu Âu tại chính những nước xuất phát của người di cư.

Những biện pháp của Áo có nhiều điểm tương tự với “gói tị nạn số 2” của Đức vừa được thông qua tuần này, trong đó có việc xếp Algeria, Tunisia là nước “xuất phát di cư an toàn.”

Thủ tướng Áo Faymann cho biết vẫn coi Đức là “tấm gương” trong việc xử lý khủng hoảng di cư và đang yêu cầu Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz sớm đàm phán với Maroc một hiệp định tiếp nhận trở lại công dân, tương tự như hiệp định của Đức với Maroc.

Vấn đề lớn nhất của hiệp định này là việc nhiều người di cư sau khi đến Đức, Áo đã xé bỏ toàn bộ hộ chiếu, giấy tờ cá nhân và chính quyền sở tại không thể xác định được họ đến từ đâu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.