Armenia công bố thỏa thuận ngừng bắn với Azerbaijan

Ngày 14/9, các quan chức an ninh Armenia công bố một lệnh ngừng bắn với Azerbaijan sau 2 ngày giao tranh gần khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh.
Armenia công bố thỏa thuận ngừng bắn với Azerbaijan ảnh 1Quốc kỳ Azerbaijan và Armenia tại trạm kiểm soát ở khu vực biên giới giữa hai nước, ngày 18/6/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 14/9, các quan chức an ninh Armenia công bố một lệnh ngừng bắn với Azerbaijan sau 2 ngày giao tranh gần khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh.

Trong bài phát biểu được phát sóng trên truyền hình, Thư ký Hội đồng An ninh Armenia Armen Grigoryan cho hay, với sự tham gia của cộng đồng quốc tế, hai bên đã đạt được một lệnh ngừng bắn."

Theo ông Grigoryan, lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 20h ngày 14/9 (giờ địa phương, tức 23h ngày 14/9 theo giờ Hà Nội).

Thỏa thuận mới nhất này được đưa ra sau khi thỏa thuận trước đó do phía Nga làm trung gian đã đổ vỡ.

[Tiếp diễn giao tranh tại khu vực biên giới Armenia-Azerbaijan]

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Azerbaijan chưa xác nhận lệnh ngừng bắn này.

Đụng độ đã nổ ra giữa quân đội Armenia và Azerbaijan vào đêm 12/9, đánh dấu bước leo thang trong căng thẳng đã kéo dài hàng thập kỷ giữa 2 bên liên quan đến khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh.

Armenia và Azerbaijan đã nhất trí ngừng bắn, bắt đầu từ 9h giờ địa phương ngày 13/9, tuy nhiên thỏa thuận chỉ được duy trì trong vài phút. Trong cuộc đụng độ diễn ra ngày 13/9, ít nhất 50 binh sỹ Azerbaijan và 49 binh sỹ Armenia đã thiệt mạng.

Những bước leo thang mới trong căng thẳng giữa Armenia và Azerbaijan đã khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Ngày 13/9, Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) đã nhất trí cử một phái đoàn do Tổng Thư ký CSTO Stanislav Zas dẫn đầu tới Armenia nhằm đánh giá tình hiện tại.

Trong khi đó, Nga cho biết đang liên hệ chặt chẽ với 2 nước nhằm tìm cách hạ nhiệt căng thẳng. Moskva bày tỏ lo ngại trước tình hình leo thang tại biên giới Armenia-Azerbaijan, đồng thời kêu gọi cả hai bên tuân thủ lệnh ngừng bắn và các tuyên bố ba bên của các nhà lãnh đạo Nga, Azerbaijan và Armenia./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.