Armenia và Azerbaijan thống nhất đàm phán về vấn đề Nagorny-Karabakh

Các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan đồng ý thiết lập một ủy ban chung để phân định đường biên giới, có trách nhiệm giải quyết các vấn đề về đảm bảo an ninh và ổn định tại khu vực này.
Armenia và Azerbaijan thống nhất đàm phán về vấn đề Nagorny-Karabakh ảnh 1Binh sỹ Armenia tại khu vực gần biên giới Armenia-Azerbaijan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nhà lãnh đạo Armenia và Azerbaijan đã nhất trí tổ chức những cuộc hòa đàm nhằm giải quyết căng thẳng liên quan đến vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorny-Karabakh.

Theo hãng tin Reuters của Anh, ngày 6/4, tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Armenia đưa ra sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tại Brussels (Bỉ) cho biết Yerevan và Baku đã nhất trí tổ chức những cuộc hòa đàm về tranh chấp lãnh thổ.

Hai nhà lãnh đạo cũng đồng ý thiết lập một ủy ban chung để phân định đường biên giới, có trách nhiệm giải quyết các vấn đề về đảm bảo an ninh và ổn định tại khu vực này.

[Căng thẳng tái diễn giữa hai nước Armenia và Azerbaijan]

Tuyên bố nhấn mạnh: "Thủ tướng Armenia và Tổng thống Azerbaijan đã yêu cầu các ngoại trưởng bắt đầu công tác chuẩn bị cho những vòng hòa đàm giữa hai nước." Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cũng tham dự cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo này.

Trước thềm cuộc gặp, ngày 5/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã điện đàm với Tổng thống Azerbaijan Aliyev và Thủ tướng Armenia Pashinyan, kêu gọi hai bên giảm căng thẳng trong khu vực.

Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết trong cuộc điện đàm với Tổng thống Azerbaijan Aliyev, Ngoại trưởng Blinken đã "kêu gọi kiềm chế, giảm căng thẳng và khôi phục ngoại giao." Trong khi đó, Ngoại trưởng Blinken đã nói với Thủ tướng Armenia Pashinyan rằng "hiện không phải là lúc gia tăng căng thẳng trong khu vực"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.