Ba Lan, Mỹ thống nhất địa điểm triển khai binh lính tăng cường

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết các quan chức hai nước đang tiếp tục thảo luận về địa điểm thứ 7.
Ba Lan, Mỹ thống nhất địa điểm triển khai binh lính tăng cường ảnh 1Lực lượng binh sỹ Mỹ. (Nguồn: stripes.com)

Ba Lan và Mỹ đã nhất trí về 6 địa điểm triển khai cơ sở quân sự cho các binh lính Mỹ được bổ sung tới đồn trú trên lãnh thổ Ba Lan.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton đang ở thăm, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cho biết các quan chức hai nước đang tiếp tục thảo luận về địa điểm thứ 7.

Về phần mình, Cố vấn An ninh quốc gia Bolton đánh giá Ba Lan là đối tác quan trọng của Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

[Mỹ và Ba Lan đàm phán kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự]

Ông đồng thời nhấn mạnh việc Warsaw đã chi hơn 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho ngân sách quốc phòng - điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu các nước thành viên NATO thực hiện để chia sẻ gánh nặng chi phí cho hoạt động của khối quân sự mà Washington phải gánh vác phần lớn lâu nay.

Tháng 6 vừa qua, hai nước đã ký kết thỏa thuận cho phép Mỹ tăng quân triển khai trên lãnh thổ Ba Lan, từ mức 4.500 quân hiện nay lên khoảng 6.000 quân.

Ngoài ra, Ba Lan cũng cam kết chi 2 tỷ USD để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quân sự và tạo điều kiện cho sự di chuyển linh hoạt của các lực lượng Mỹ như một phần của thỏa thuận.

Trước đó, vào năm 2016, Mỹ đã lần đầu tiên triển khai binh sỹ tới Ba Lan như một phần trong thỏa thuận với NATO nhằm phản ứng với việc Nga sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea. Nga phản đối thỏa thuận này cho rằng việc Mỹ bổ sung triên khai thêm lực lượng Ba Lan là mối đe dọa đối với an ninh Moskva./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.