Bà Obama bị chỉ trích vì không đeo khăn khi thăm Saudi Arabia

Cộng đồng mạng Saudi Arabia phẫn nộ khi đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã không đeo mạng che mặt hay khăn trùm đầu vào ngày đến viếng cố quốc vương Abdullah.
Bà Obama bị chỉ trích vì không đeo khăn khi thăm Saudi Arabia ảnh 1Đệ nhất phu nhân Michelle Obama trong chuyến thăm Saudi Arabia. (Nguồn: http://www.telegraph.co.uk)

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Riyadh trong ngày 27/1 để viếng cố Quốc vương Saudi Arabia Abdullah sau khi ông cắt ngắn chuyến thăm chính thức tới Ấn Độ, cho thấy tầm quan trọng của quốc gia Arab này với giới lãnh đạo Mỹ. Tuy nhiên, cộng đồng mạng Saudi Arabia lại hướng sự quan tâm tới vấn đề khác: phần đầu để trần của vợ ông Obama.

Theo tờ Telegraph, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã không đeo mạng che mặt hay khăn trùm đầu khi dự các buổi tiếp tân với Hoàng gia Arab. Ở Saudi Arabia, đây là điều bất thường. Quốc gia này vẫn là một trong ít nơi trên thế giới yêu cầu phụ nữ dùng khăn trùm đầu và phần lớn phụ nữ Saudi đều dùng những chiếc khăn niqab che kín đầu, chỉ chừa lại đôi mắt.

Người nước ngoài được kỳ vọng sẽ dùng khăn che đầu như phụ nữ bản địa. Tuy nhiên bà Michelle đã không làm điều này. Chưa hết, bà còn mặc quần áo khá thoáng, để lộ ra đôi tay.

Việc này đã khiến cộng đồng mạng Saudi phẫn nộ. Hơn 1.500 người Saudi đã đưa lên mạng nhiều bình luận, sử dụng hastag #Michelle Obama, phần lớn chỉ trích bà. Một số nói rằng trong chuyến đi thăm Indonesia gần đây, bà Michelle đã dùng khăn trùm đầu. Vậy tại sao bà không thể làm điều tương tự ở Saudi Arabia?

Tuy nhiên cũng có người nói rằng không nên chỉ trích bà Michelle, bởi đây chỉ là một chuyến thăm ngắn, không được chuẩn bị trước. Được biết truyền hình Saudi đã không phát các hình ảnh bà Michelle và phần đầu để trần của bà.

Ngoài việc không đeo khăn trùm đầu, trong chuyến thăm này bà Michelle còn bị "soi" vì bắt tay với tân vương Salman bin Abdulaziz.

Luật Hồi giáo cấm đàn ông chạm vào người phụ nữ không có quan hệ với họ. Tuy nhiên luật này thường không được sử dụng khi Saudi đón tiếp các phái đoàn ngoại giao.

Nhà Trắng cũng giải thích rằng một số đại diện của Mỹ như các cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và Madeleine Albright cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel đều đã từng bắt tay với thành viên là đàn ông trong hoàng gia Saudi.

Một số chuyên gia Hồi giáo khác nói rằng người Hồi giáo coi khách qu‎ý như thành viên trong gia đình nên hành động bắt tay của bà Michelle là chấp nhận được./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.