Ngày 7/9, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết ba sản phẩm gốm Chu Đậu gồm chiếc đĩa gốm với 1.000 chữ Long viết bằng thư pháp, chiếc bình hoa Lam Đại, chiếc bình Tỳ Bà Đại được xác nhận kỷ lục Việt Nam về kích thước lớn nhất.
Chiếc đĩa gốm Chu Đậu với 1.000 chữ Long viết bằng thư pháp có kích thước lớn nhất là sản phẩm ra mắt dịp Đại lễ Nghìn năm Thăng Long-Hà Nội, với đường kính sau khi nung là 1,15m.
Nét đặc sắc nhất của chiếc đĩa Chu Đậu lớn nhất Việt Nam là 1.000 chữ Long được viết trực tiếp trên đĩa, chính là 1.000 bức tranh ký họa về chân dung con người. Ngoài ra trên đĩa còn có các hoa văn truyền thống như hoa cúc, hoa dây là những nét đặc trưng của gốm Chu Đậu.
Chiếc bình hoa Lam Đại bằng gốm Chu Đậu có đường kính lớn nhất sau khi nung là 0,86m, chiều cao lớn nhất không kể chân (kỷ) là 1,3m, chiều cao cả chân là 1,5m.
Bình được phỏng chế theo một đồ gốm men Việt Nam được chế tạo từ thế kỷ 15, hiện được trưng bày tại bảo tàng Topkapisaray, thủ đô Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), do nghệ nhân Bùi Thị Hí người châu Nam Sách vẽ năm 1450.
Chiếc bình Tỳ Bà Đại bằng gốm Chu Đậu có kích thước lớn nhất mang tính âm, tượng trưng cho đất, là hiện thân của phụ nữ Việt Nam. Họa tiết trên miệng bình là lông chim Lạc Việt cùng những hình ảnh lá chuối, lá lúa, lá mía cách điệu. Họa tiết chủ đạo trên bình là tứ cảnh Xuân - Hạ - Thu - Đông. Phần gốc của bình là họa tiết cánh sen cách điệu, thể hiện nền tảng Phật giáo.
Bình có đường kính lớn nhất là 0,75m, chiều cao nhất không có chân (kỷ) là 1,55m, chiều cao cả chân là 1,78m.
Đại diện hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Oanh - Phó Chủ tịch Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận cho ông Nguyễn Hữu Thức - Giám đốc công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu./.
Chiếc đĩa gốm Chu Đậu với 1.000 chữ Long viết bằng thư pháp có kích thước lớn nhất là sản phẩm ra mắt dịp Đại lễ Nghìn năm Thăng Long-Hà Nội, với đường kính sau khi nung là 1,15m.
Nét đặc sắc nhất của chiếc đĩa Chu Đậu lớn nhất Việt Nam là 1.000 chữ Long được viết trực tiếp trên đĩa, chính là 1.000 bức tranh ký họa về chân dung con người. Ngoài ra trên đĩa còn có các hoa văn truyền thống như hoa cúc, hoa dây là những nét đặc trưng của gốm Chu Đậu.
Chiếc bình hoa Lam Đại bằng gốm Chu Đậu có đường kính lớn nhất sau khi nung là 0,86m, chiều cao lớn nhất không kể chân (kỷ) là 1,3m, chiều cao cả chân là 1,5m.
Bình được phỏng chế theo một đồ gốm men Việt Nam được chế tạo từ thế kỷ 15, hiện được trưng bày tại bảo tàng Topkapisaray, thủ đô Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), do nghệ nhân Bùi Thị Hí người châu Nam Sách vẽ năm 1450.
Chiếc bình Tỳ Bà Đại bằng gốm Chu Đậu có kích thước lớn nhất mang tính âm, tượng trưng cho đất, là hiện thân của phụ nữ Việt Nam. Họa tiết trên miệng bình là lông chim Lạc Việt cùng những hình ảnh lá chuối, lá lúa, lá mía cách điệu. Họa tiết chủ đạo trên bình là tứ cảnh Xuân - Hạ - Thu - Đông. Phần gốc của bình là họa tiết cánh sen cách điệu, thể hiện nền tảng Phật giáo.
Bình có đường kính lớn nhất là 0,75m, chiều cao nhất không có chân (kỷ) là 1,55m, chiều cao cả chân là 1,78m.
Đại diện hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Oanh - Phó Chủ tịch Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận cho ông Nguyễn Hữu Thức - Giám đốc công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)