Người tiêu dùng “thông minh”: Hãy tự trồng lấy rau?

Bài 2: Người tiêu dùng “thông minh”: Hãy tự trồng lấy rau?

Những câu chuyện về rau bón “thuốc” được lan truyền ra khắp xã hội khiến bao người dân trở nên hoang mang, để đảm bảo cho bữa ăn gia đình, không ít người lựa chọn phương thức tự cung, tự cấp rau ăn.
Bài 2: Người tiêu dùng “thông minh”: Hãy tự trồng lấy rau? ảnh 1Lo lắng về chất lượng rau trên thị trường, nhiều người đã lựa chọn phương thức tự cung, tự cấp. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Chính việc một số người sản xuất rau ra chỉ để bán mà không ăn đã tác động không nhỏ đến tâm lý người tiêu dùng. Những câu chuyện về rau bón “thuốc” được lan truyền ra khắp xã hội khiến bao người dân trở nên hoang mang, lo lắng, nghi hoặc về chất lượng rau xanh trên thị trường.

Theo đó, để đảm bảo cho bữa ăn gia đình, không ít người lựa chọn phương thức tự cung, tự cấp rau để ăn.

Tỉ mẩn bắt từng con sâu

Tới thăm gia đình ông Phạm Đình Đắp, An Khánh, Hà Nội, chúng tôi được mời ở lại ăn cơm tối cùng gia đình. Chủ nhà đặc biệt thiết đãi khách thành phố bằng mấy món rau xanh. Đĩa cải xoong xào lớn thơm nức mùi tỏi và đĩa rau muống luộc xanh mướt đầy ắp, đặc biệt là bát canh cua mùng tơi nóng hổi với dăm ba quả cà nén.

“Ăn đi con, rau sạch nhà trồng đấy. Bây giờ rau mới là quý con ạ. Các con có thấy vị đậm của rau không… Ăn rau ở chợ không được thế này đâu, người ta phun thuốc nhiều lắm,” vợ chú Đắp hồ hởi mến khách song đồng thời khuyến cáo.

[Hà Nội: Đường sắt đô thị chậm tiến độ, dân tranh thủ trồng rau xanh] 

Tận dụng mảnh đất trống hơn 200m2 trước nhà, chú Đắc trồng đủ loại rau, quả phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Rau được trồng theo phương thức truyền thống, bón lót phân trước khi reo hạt, sau đó tưới bằng nước giếng, nước gạo, nước tiểu… và chú Đắc cũng bỏ ra rất nhiều công để bắt từng con sâu ăn lá rau.

“Mùa này, bắp cải và cải xanh nhiều sâu lắm” vừa nói chú Đắc giơ một chai lavie chứa lưng những con sâu béo núc khoe với chúng tôi.

Tận dụng khu đất hoang… rau “nhảy dù”

Phong trào trồng rau “tự cung, tự cấp” không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành mà còn lan ra cả khu vực thành phố. Không ít gia đình lựa chọn trồng rau trên trần nhà hoặc quanh khu vực sinh sống, nơi đâu có đất trống là họ tranh thủ gieo rau “sạch” để ăn.

Cô giáo về hưu Nguyễn Thị Lan, Cầu Giấy, Hà Nội hồ hởi dẫn chúng tôi thăm quan mấy miếng đất trống được phủ kín rau xanh gần khu chung cư nhà mình.

“Ở đây, trống chỗ nào là bà con trên chung cư xuống trồng rau ở đó. Nếu nhà họ ăn không hết thì bán lại cho hàng xóm thân thiết. Mỗi tuần cô đều mua rau của họ, rồi cất tủ lạnh ăn dần.”

Tuy nhiên, khi quan sát khu trồng rau này thì chúng tôi khá hoài nghi về sự “sạch” của rau trồng tại đây. Quanh những mảnh vườn tự phát đó là những bãi rác thải, bên cạnh là đường đi, xe cộ chạy mỗi ngày, khiến những lá rau xanh mới nhú song đã nhuốm màu của bụi.

Đem sự hoài nghi này trao đổi với cô Lan, thì cô chép miệng và nói, “rau không phun thuốc là an toàn rồi, dù sao vẫn còn sạch chán so với rau ở chợ khi không biết nguồn gốc ra sao.”

Bài 2: Người tiêu dùng “thông minh”: Hãy tự trồng lấy rau? ảnh 2Rau "sạch" được trồng ngay khu vực đổ rác ​trong một đô thị tại Cầu Giấy-Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Rau xanh “tiếp tế” cho thành phố

Không có điều kiện trồng rau, song gia đình chị Nguyễn Thị Tân, Thanh Xuân, Hà Nội vẫn có rau “sạch” ăn quanh năm.

Mở tủ lạnh đầy ắp thực phẩm, chị Tân tươi rói khoe với chúng tôi, rau nhà chị cực kỳ đảm bảo. Quê chồng chị ở Tân ở Nghệ An, bố mẹ chồng về hưu nên cũng có nhiều thời gian rảnh, vì thế bốn năm nay tuần nào cũng họ cũng đóng thùng gửi rau từ quê ra Hà Nội cho con gái.

Hỏi về nguồn gốc của rau, chị Tân cho biết, rau trong vườn nhà không đủ cung cấp cho mấy gia đình các con trên thành phố, vì vậy hai cụ vẫn phải đi mua thêm rau từ hàng xóm để gửi ra.

“Rau phải mua của những nhà người quen, bởi quê mình người ta cũng phun thuốc nhiều lắm. Ăn rau ngoài chợ không an tâm nên mặc dù biết là kỳ công và vất vả cho cha mẹ, song vẫn là vì sức khỏe của con, cháu,” chị Tân nói

Không được may mắn như chị Tân, song chị Nguyễn Phương Thúy, Long Biên, Hà Nội cũng không quản ngại mà tìm kiếm nguồn cung cấp rau an toàn cho gia đình. Cơ quan chị Thúy có khá nhiều bạn gốc nông thôn ra thành phố làm việc, nên chị thuyết phục họ nhờ bố, mẹ ở quê thu mua rau sạch bán cho mọi người trong văn phòng.

“Văn phòng của mình biến thành cái chợ, không chỉ rau xanh mà cả thịt, cá, trứng… cũng được đóng thùng xốp chuyển ra từ Nghệ An, Hà Nam, Thái bình… mỗi tuần, người mua – kẻ bán rất nhộn nhịp,” chị Thúy tươi cười nói./.

Bài 3: Phương thức canh tác truyền thống sẽ tạo ra rau sạch?

Để đảm bảo cho chất lượng và sự an toàn cho mỗi bữa cơm gia đình, không ít người quyết định tự trồng rau hoặc tìm kiếm nguồn cung cấp rau được trồng theo quy cách truyền thống.

Tuy nhiên, khi trao đổi với chúng tôi về chất lượng của rau sạch trên thị trường, kỹ sư hóa học, Đặng Hồng Hải, Trưởng phòng Nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu phát triển Kinh tế và Công nghệ, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam lại thẳng thắn cho rằng, “rau sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế hay khu vực ASEAN là không có đâu, chỉ có thể gọi là rau an toàn thôi.”

Bài 2: Người tiêu dùng “thông minh”: Hãy tự trồng lấy rau? ảnh 3Rau xanh được cạnh tác theo phương thức truyền thống. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.