Sự ganh đua về thị phần với nhiều ngân hàng lớn trên toàn cầu như Citigroup Incvà HSBC Holdings Plc trong khu vực như châu Á - châu lục có các công ty và doanhnghiệp có tên trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới do Fortune xếp hạng- đòi hỏi một chuỗi dịch vụ ngân hàng đầy đủ, từ dự phòng rủi ro, ngoại hối tớiquản lý tiền mặt.
Trả lời phỏng vấn với Reuters cuối tuần qua, ông Moynihan nói “đối với các côngty tại Mỹ, BoA đứng số một trong hoạt động quản lý tiền mặt, song ở nước ngoàithì chưa đạt được như mức mong muốn. BoA có thể nhận được khoảng 70% doanh thutừ công ty trong nước, trong lúc đang mất các cơ hội làm ăn ở nước ngoài.”
BoA, ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ, hồi tháng Giêng đã công bố kết quả hoạt độngcủa quý 4/2012, và việc cải thiện các khoản vay thế chấp cùng với vấn đề (khắcphục) nợ xấu của các hộ gia đình, cho thấy ngân hàng này cuối cùng cũng vượt quacuộc khủng hoảng năm 2008.
Tuy nhiên, với tổng doanh thu giảm 25%, BoA đang phải đối mặt với các vấn đềtương tự như các ngân hàng khác, khi lượng tiền cho vay thấp và các quy định mớivề vốn chặt chẽ hơn. Vì thế ngân hàng muốn hướng ra thị trường bên ngoài để tìmcách tăng trưởng.
BoA đã bị "tụt lại" so với các ngân hàng khác của Mỹ tại châu Á, khi mới thànhlập các văn phòng đại diện chính thức tại Philippines và Nhật Bản vào năm 1957và đang hoạt động tại 12 quốc gia khác nhau ở châu Á. Trong khi Citi đã có mặt ởchâu Á từ năm 1902 và có văn phòng đại diện tại 18 nước.
JPMorgan Chase & Co. hoạt động tại 16 quốc gia và bước vào lĩnh vực này với vănphòng đại diện chính thức ở Sydney năm 1872.
Theo cuộc khảo sát do Greenwich Associates đưa ra cuối tháng trước, BoA khôngđược xếp hạng trong tốp 5 ngân hàng hàng đầu được các tập đoàn lớn của châu Átiếp cận thường xuyên. Trong khi HSBC dẫn đầu với 67% và Citi là 57%./.