Báo Pháp: Nga và Mỹ đang trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Báo Pháp Le Figaro nhận định rằng cuộc khủng hoảng Ukraine và nội chiến Syria đã khép lại thời kỳ Nga và Mỹ cố gắng xích lại gần nhau.
Báo Pháp: Nga và Mỹ đang trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh ảnh 1Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Barack Obama trong một cuộc gặp. (Nguồn: RT)

Theo Đài RFI, ngày 6/10, báo Pháp Le Figaro đã đăng bài viết nhan đề "Washington-Moskva trở lại chiến tranh lạnh," trong đó nhận định rằng cuộc khủng hoảng Ukraine và nội chiến Syria đã khép lại thời kỳ Nga và Mỹ cố gắng xích lại gần nhau.

Theo tờ báo, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lợi dụng thời điểm Mỹ đang bận rộn với cuộc bầu cử tổng thống để áp đặt luật chơi trên hồ sơ Syria và qua đó cắm chốt ở Cận Đông.

Tác giả Isabelle Laserre nêu lên một danh sách khá dài về những bất đồng giữa Nga và Mỹ trên các hồ sơ quốc tế.

 Riêng ở Trung Đông, từ năm 2013, đôi bên dường như ngấm ngầm thỏa thuận với nhau là Moskva cho Washington ưu tiên giải quyết vấn đề Iraq, còn Nga tập trung vào Syria. Có điều, ngay từ thời điểm bắt đầu xung đột Syria, Nhà Trắng và Điện Kremlin đã bất đồng sâu sắc về số phận của Tổng thống Bashar al-Assad. Trong khi ông Putin nghiêng về một giải pháp quân sự, thì ông Obama lại chủ trương tìm một lối thoát chính trị cho Syria.

Vẫn theo báo Le Figaro, Moskva đã lợi dụng thái độ chừng mực của Washington, xem đó như một sự nhu nhược của Mỹ, để mạnh dạn đi thêm một nước cờ ở Trung Đông. Đến giờ phút này, khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Barack Obama sắp kết thúc, có lẽ đã "quá muộn để Washington đặt điều kiện với Moskva "về một giải pháp cho Syria.

Tuy nhiên, cuộc đọ sức Nga-Mỹ, theo quan điểm của tờ Le Figaro, không chỉ giới hạn trên hồ sơ Syria hay ở Trung Đông, mà còn lan rộng tới cả châu Âu./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.