Ngày 18/12, tại Hà Nội, Cục quản lý lao động nước ngoài, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức di cư lao động quốc tế tại Việt Nam (IOM) và Tổ chức Lao động quốc tế ILO tổ chức hội thảo "Thúc đẩy di cư lao động an toàn" nhân Ngày di cư quốc tế.
Hội thảo đã giới thiệu các chương trình, dự án của Việt Nam nhằm hỗ trợ thông tin, bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài.
Tại hội thảo, Thứ trường Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ông Nguyễn Thanh Hòa cho biết: “Hàng năm, Việt Nam có khoảng 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Di cư lao động quốc tế đang trở thành hiện tượng phổ biến vì ngoài giá trị mang lại cho bản thân và người lao động, di cư đã khẳng định đóng góp quan trọng cho cả quốc gia tiếp nhận lao động cũng như quốc gia gửi lao động đi lao động xuất khẩu.”
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động Việt Nam khi đi xuất khẩu lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tìm hiểu thông tin về chính sách và nhu cầu nhận lao động của các nước để ký kết hiệp định, thỏa thuận hợp tác về lao động với các nước đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Đến nay, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận về hợp tác lao động với các nước và vùng lãnh thổ có tiếp nhận lao động như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Lào, Quatar, Liên bang Nga, Bulgaria, Canada... Tại một số nước tiếp nhận nhiều lao động, Việt Nam đã có ban quản lý lao động để theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh đối với người lao động.
Ông Jobst Koehler, đại diện Tổ chức di cư lao động quốc tế tại Việt Nam nhấn mạnh: “Để lợi ích từ quá trình dư cư được tối ưu, lao động di cư phải được tăng quyền năng để đảm bảo di cư an toàn. Người di cư phải có đầy đủ thông tin, sử dụng các kênh di cư chính thống và hợp pháp, được bảo vệ quyền và nhân phẩm.
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy di cư hợp pháp của lao động Việt Nam và bảo đảm sự an toàn của họ ở nước ngoài. Những giải pháp này gồm việc thành lập một Trung tâm Hỗ trợ Lao động Di cư (MRC), thực hiện dự án Tam giác nhằm bảo vệ người lao động di cư khỏi bị bóc lột, đảm bảo quyền của lao động nữ di cư thông qua dự án “Tăng quyền năng của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”…/.
Hội thảo đã giới thiệu các chương trình, dự án của Việt Nam nhằm hỗ trợ thông tin, bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài.
Tại hội thảo, Thứ trường Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ông Nguyễn Thanh Hòa cho biết: “Hàng năm, Việt Nam có khoảng 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Di cư lao động quốc tế đang trở thành hiện tượng phổ biến vì ngoài giá trị mang lại cho bản thân và người lao động, di cư đã khẳng định đóng góp quan trọng cho cả quốc gia tiếp nhận lao động cũng như quốc gia gửi lao động đi lao động xuất khẩu.”
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động Việt Nam khi đi xuất khẩu lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tìm hiểu thông tin về chính sách và nhu cầu nhận lao động của các nước để ký kết hiệp định, thỏa thuận hợp tác về lao động với các nước đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Đến nay, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận về hợp tác lao động với các nước và vùng lãnh thổ có tiếp nhận lao động như Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Lào, Quatar, Liên bang Nga, Bulgaria, Canada... Tại một số nước tiếp nhận nhiều lao động, Việt Nam đã có ban quản lý lao động để theo dõi và xử lý các vấn đề phát sinh đối với người lao động.
Ông Jobst Koehler, đại diện Tổ chức di cư lao động quốc tế tại Việt Nam nhấn mạnh: “Để lợi ích từ quá trình dư cư được tối ưu, lao động di cư phải được tăng quyền năng để đảm bảo di cư an toàn. Người di cư phải có đầy đủ thông tin, sử dụng các kênh di cư chính thống và hợp pháp, được bảo vệ quyền và nhân phẩm.
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy di cư hợp pháp của lao động Việt Nam và bảo đảm sự an toàn của họ ở nước ngoài. Những giải pháp này gồm việc thành lập một Trung tâm Hỗ trợ Lao động Di cư (MRC), thực hiện dự án Tam giác nhằm bảo vệ người lao động di cư khỏi bị bóc lột, đảm bảo quyền của lao động nữ di cư thông qua dự án “Tăng quyền năng của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”…/.
Hồng Kiều (Vietnam+)