Bloomberg: Chính phủ mới ở Đức sẽ từ bỏ Dòng chảy phương Bắc 2

Bài viết của một phóng viên Bloomberg ngày 5/2 cho rằng với sự ra đời của chính phủ mới, Đức sẽ từ bỏ dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 và giải quyết bất đồng với Mỹ.
Bloomberg: Chính phủ mới ở Đức sẽ từ bỏ Dòng chảy phương Bắc 2 ảnh 1Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bài viết của một phóng viên Bloomberg ngày 5/2 cho rằng với sự ra đời của chính phủ mới, Đức sẽ từ bỏ dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2. 

Theo bài viết, một thời gian nữa, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ có cuộc "thảo luận không dễ chịu" về Nga và dự án trên. Washington và Berlin bất đồng về dự án này.

Đức coi Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án thương mại cung cấp khí đốt giá rẻ của Nga cho quá trình chuyển đổi từ than đá và năng lượng hạt nhân sang các nguồn năng lượng tái tạo. Washington coi đây là dự án địa chính trị. Do đó, căng thẳng giữa Mỹ và Đức, trên danh nghĩa là đồng minh thân cận nhất của Mỹ, tiếp tục gia tăng.

[Đức, Pháp thảo luận vấn đề khu vực và quan hệ với Mỹ, Nga]

Theo quan điểm của tác giả, bà Merkel đang "giữ chặt" dự án chỉ nhằm duy trì nền hòa bình mong manh trong liên minh của bà với Đảng Dân chủ Xã hội. Dòng chảy phương Bắc 2 cũng giúp bà có con bài mặc cả với ông Biden.

Bà Merkel cũng biết rằng cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 9, bà sẽ ra đi và Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) dự kiến sẽ vẫn nắm quyền, nhưng lần này là nhờ hợp tác với Đảng Xanh, vốn phản đối mạnh mẽ dự án./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.