Ngày 23/8, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt toàn diện đối với gần 400 cá nhân và 60 công ty liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nêu rõ: “Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục thực hiện các cam kết do Tổng thống Joe Biden và những người đồng cấp của ông tại Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đưa ra nhằm phá vỡ chuỗi cung ứng cơ sở công nghiệp-quốc phòng và các kênh thanh toán của Nga."
Hiện Đại sứ quán Nga tại Washington chưa phản hồi khi được đề nghị bình luận về các lệnh trừng phạt mới này.
Theo Thứ trưởng Tài chính Wally Adeyemo, Mỹ cũng đang nhắm mục tiêu vào các mạng lưới xuyên quốc gia tham gia hoạt động mua sắm đạn dược và các vật tư khác cho Nga hoặc hỗ trợ các nhà tài phiệt Nga lách các lệnh trừng phạt.
Ông Wally Adeyemo cho biết: "Các công ty, tổ chức tài chính và chính phủ trên toàn thế giới cần đảm bảo rằng họ không hỗ trợ các chuỗi cung ứng công nghiệp-quân sự của Nga."
Ngoài ra, Bộ Tài chính Mỹ cũng đang áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số công ty công nghệ tài chính, chứng khoán, cho vay bất động sản và các công ty tài chính khác của Nga.
Tháng 12/2023, Washington cảnh báo rằng việc giao dịch với Nga có thể sẽ khiến các ngân hàng bị gạt ra khỏi hệ thống tài chính dựa trên đồng USD./.
Liên minh châu Âu gia hạn tất cả các biện pháp trừng phạt Nga
Đến nay, Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt tổng cộng 14 lệnh trừng phạt Nga trong khi phía Nga coi các biện pháp trừng phạt là bất hợp pháp và thiếu tính xây dựng.