Bộ trưởng Nội vụ Anh cam kết đảm bảo quyền lợi thế hệ nhập cư Windrush

Tân Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid cam kết bằng mọi giá sẽ giải quyết triệt để và đúng đắn vấn đề thế hệ nhập cư Windrush, bê bối khiến Bộ Trưởng Nội vụ tiền nhiệm Amber Rudd phải từ chức.
Bộ trưởng Nội vụ Anh cam kết đảm bảo quyền lợi thế hệ nhập cư Windrush ảnh 1Tân Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid. (Nguồn: Reuters)

Tân Bộ trưởng Nội vụ Anh Sajid Javid cam kết bằng mọi giá sẽ giải quyết triệt để và đúng đắn vấn đề thế hệ nhập cư Windrush - một vụ bê bối khiến Bộ Trưởng Nội vụ tiền nhiệm Amber Rudd phải đệ đơn từ chức tối 29/4.

Phát biểu ngay sau khi nhậm chức ngày 30/4, tân Bộ trưởng Javid cho biết là thế hệ nhập cư thứ hai, ông rất bất bình trước cách giải quyết vấn đề người nhập cư vào Anh từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỷ 20, hay còn gọi là thế hệ Windrush (được lấy theo tên con tàu đã đưa những người thuộc một số quốc gia thuộc khối Thịnh vượng chung đến Anh). Do đó, ông Javid cam kết sẽ nỗ lực đảm bảo quyền lợi cho những người nhập cư thế hệ Windrush.

Người đứng đầu Bộ Nội vụ Anh cũng nhấn mạnh sẽ không dùng cụm từ "môi trường thù địch" để mô tả các luật nhập cư được đưa ra từ thời các Bộ trưởng tiền nhiệm, do cho rằng cụm từ này không đúng đắn và không thể hiện giá trị của một quốc gia.

[Nữ Bộ trưởng Anh từ chức sau chỉ trích về người nhập cư]

Trước đó, bà Amber Rudd đã buộc phải từ chức Bộ trưởng Nội vụ sau khi tờ Guardian đăng tải bức thư chính trị gia này gửi Thủ tướng Anh Theresa May đề xuất trục xuất thêm 10% người nhập cư bất hợp pháp vào những năm tới, trong bối cảnh dư luận chỉ trích mạnh mẽ chính sách nhập cư.

Ông Sajid Javid, 48 tuổi, được bổ nhiệm thay thế vị trí này. Đây đánh dấu là một sự kiện lớn trong đời sống chính trị Anh khi lần đầu tiên một chính trị gia thuộc sắc tộc thiểu số đảm nhận một trong những vị trí quan trọng nhất trong nội các.

Xuất thân từ châu Phi và quần đảo Caribe, thế hệ Windrush đến Anh hợp pháp từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai để bù đắp tình trạng thiếu hụt nhân công.

Theo luật pháp tại thời điểm đó, các trường hợp này sẽ tự động được quyền cư trú tại Anh vĩnh viễn, song Chính phủ Anh lại không lưu trữ đầy đủ hồ sơ của tất cả những người nhập cư theo diện này.

Vì vậy, trong giai đoạn cuối những năm 40 đến những năm 70 của thế kỷ 20, nhiều thân nhân của những người tới Anh đều bị xếp vào diện di dân bất hợp pháp. Một phần trong số đó bị trục xuất, số khác bị tước quyền làm việc và quyền hưởng các dịch vụ y tế công./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.