Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Macedonia, ủng hộ đổi tên nước

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã đến Skopie để bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc trưng ý dân tại Macedonia dự kiến vào ngày 30/9 tới về việc thay đổi tên gọi của nước này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Macedonia, ủng hộ đổi tên nước ảnh 1Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev (thứ 2, trái) tại lễ đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ngày 17/9 đã đến Skopie để bày tỏ sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc trưng ý dân tại Macedonia dự kiến vào ngày 30/9 tới về việc thay đổi tên gọi của nước này.

Ông Mattis là quan chức mới nhất sau khi một loạt nhà lãnh đạo phương Tây, trong đó có cả Thủ tướng Đức tới Skopje và kêu gọi nước này ủng hộ thỏa thuận đổi tên nước.

Ông Mattis sẽ gặp người đồng cấp Ludmila Sekerinska và Thủ tướng Zoran Zaev, những người đóng vai trò quan trong trong thỏa thuận với Hy Lạp về đổi tên nước Macedonia. Ông Mattis cũng sẽ hội kiến với Tổng thống Gjorge Ivanov.

Mỹ đã chi gần 5 triệu USD/năm nhằm hỗ trợ an ninh cho Macedonia và kể từ năm 1991, Washington đã viện trợ tổng cộng 750 triệu USD cho nước này.

[Macedonia ấn định thời gian trưng cần ý dân về việc đổi tên nước]

Ngày 30/9 tới, người dân Macedonia sẽ bỏ phiếu về việc có ủng hộ đổi tên của nước này thành Cộng hòa Bắc Macedonia, nhằm tạo thuận lợi cho việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU).

Cuộc trưng cầu ý dân diễn ra sau một thỏa thuận lịch sử về việc thay đổi này được Athens và Skopje ký kết hồi tháng 6 trong một nỗ lực nhằm phá vỡ bế tắc đã phương hại đến quan hệ song phương kể từ năm 1991 và ngăn cản Macedonia hội nhập vào phương Tây.

Hy Lạp đã phản đối nước láng giềng được đặt tên là Macedonia vì nước này có một tỉnh cùng tên gọi. Hy Lạp cáo buộc chính quyền Skopje có tham vọng lãnh thổ và đã ngăn cản quốc gia vùng Balkan này gia nhập NATO, cũng như khởi động các cuộc đàm phán gia nhập EU.

Theo Hiến pháp Macedonia, cuộc trưng cầu ý dân chỉ có tính chất tham khảo, điều này có nghĩa là kết quả ủng hộ còn cần phải được Quốc hội thông qua với 2/3 số phiếu thuận./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.