Bộ trưởng Tài chính Đức: Sẽ khó bàn về trợ cấp kinh tế cho Thổ Nhĩ Kỳ

Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere tuyên bố ông không ủng hộ việc các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ vận động chính trị qua các buổi míttinh ở Đức.
Bộ trưởng Tài chính Đức: Sẽ khó bàn về trợ cấp kinh tế cho Thổ Nhĩ Kỳ ảnh 1Cảnh sát gác tại một con phố khi người Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Lan biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Thổ Nhĩ kỳ ở Rotterdam đòi gặp bà Fatma Betul Sayan Kaya, người đã bị cảnh sát ngăn cản tới thành phố này, ngày 11/3. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Ngày 12/3, phát biểu trên đài phát thanh trực tuyến ARD, Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere tuyên bố ông không ủng hộ việc các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ vận động chính trị qua các buổi míttinh ở Đức.

Ông Thomas de Maiziere khẳng định có "những giới hạn rõ ràng" nếu các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ muốn vận động những người Thổ Nhĩ Kỳ nhập cư ở Đức.

Bộ trưởng Đức nhấn mạnh: "Có những giới hạn rất rõ ràng, ví dụ như luật hình sự, chúng tôi có những điều khoản trong luật hình sự. Bất cứ người nào xúc phạm nước Đức hay trật tự hiến pháp của nước này và chế giễu nó một cách hiểm độc đều có thể bị truy tố."

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble cho biết sẽ rất khó để làm việc với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề trợ cấp kinh tế, sau khi một số bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đang vận động tổ chức các buổi míttinh ở những nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), cùng với đó là việc chính quyền Ankara bắt giữ một nhà báo Đức gốc Thổ.

Hôm 10/3, Tòa án Hiến pháp Đức ra phán quyết khẳng định các quan chức Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ không thể viện dẫn quyền hiến định của Đức để tìm cách nhập cảnh nước này vì mục đích chính trị.

Trước đó, Berlin đã hủy một loạt các cuộc míttinh của cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức có sự tham gia của các quan chức cấp cao Ankara nhằm vận động cho cuộc trưng cầu ý dân về dự luật sửa đổi Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến diễn ra ngày 16/4 tới./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.