Bộ tứ Normandy tiếp tục nhóm họp về vấn đề Ukraine trong tháng tới

Đại diện đến từ 4 nước cam kết thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk 2015 giữa Kiev và Moskva về cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine và sẽ "tiếp tục thúc đẩy thực thi thỏa thuận này."
Bộ tứ Normandy tiếp tục nhóm họp về vấn đề Ukraine trong tháng tới ảnh 1Đại diện các nhà đàm phán của nhóm bộ Tứ Normandy (gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraine) nhóm họp tại Berlin (Đức) về giải quyết khủng hoảng ở miền Đông Ukraine. (Ảnh: Elysee/TTXVN)

Ngày 11/2, các nguồn tin thân cận với các nhà đàm phán của Pháp và Đức cho biết các đại diện của Đức, Nga, Ukraine và Pháp đã nhất trí sẽ nhóm họp lại sau "các cuộc đàm phán khó khăn" ở Berlin.

Theo nguồn tin, cuộc họp của Nhóm Bộ tứ Normandy diễn ra tối 10/2 kéo dài hơn 9 giờ đồng hồ.

Cuộc họp diễn ra mà không đạt tiến triển nào trong khi các bên đưa ra những lập trường khác nhau và nhiều lựa chọn về giải pháp.

[Đàm phán của nhóm Normandy về Ukraine không đạt kết quả]

Nhà đàm phán của Nga Dmitry Kozak nhấn mạnh rằng các đại diện của Đức và Pháp tuy hỗ trợ kế hoạch hòa bình, song "rất tiếc" là họ đã không hối thúc Ukraine thực thi các điểm cần triển khai.

Tuy nhiên, đại diện đến từ 4 nước vẫn cam kết thực hiện thỏa thuận hòa bình Minsk 2015 giữa Kiev và Moskva về cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine và sẽ "tiếp tục thúc đẩy thực thi thỏa thuận này."

Các bên đã nhất trí nhóm họp lại vào tháng Ba sau các cuộc họp sắp tới của Nhóm Tiếp xúc Ba bên (TCG), bao gồm các đại diện của Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

Cùng ngày, Điện Elysee cho biết Nga đã nhất trí tiến hành thêm các cuộc thảo luận với Pháp, Đức và Ukraine về cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, tuy nhiên Kiev phải cam kết đàm phán với lực lượng nổi dậy tại miền Đông, vốn là một "lằn ranh đỏ."

Nhóm Normandy được thành lập hồi năm 2014 trong một nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho miền Đông Ukraine./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.