Mặc dù việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới đã có những bước tiến mới nhưng tỷ lệ phần mềm sao chép bất hợp pháp vẫn tăng trung bình 43% trong năm 2009, sovới 41% trong năm trước đó.
Tuy nhiên, trị giá thiệt hại trong năm 2009 đã giảm 3% so với năm trước, còn tỷ lệ sử dụng phần mềm lậu đã giảm ở 54 nền kinh tế, 38 nền kinh tế khôngthay đổi và tăng ở 19 nền kinh tế.
Tỷ lệ sử dụng phần mềm lậu trung bình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là 59%, cao nhất trong các khu vực. Cứ 900 triệu sản phẩm được lắp đặt trong năm ngoái thì có hơn 530triệu sản phẩm không được cấp phép.
Bangladesh là nước có tỷ lệ phần mềm lậu cao nhất ở châu Á, tiếp sau là SriLanka, Indonesia. Trung Quốc và Ấn Độ cũng nằm trong danh sách này.
BSA cho biết, trong năm 2009, cứ khoảng 100 USD trị giá phần mềm hợp pháp được bánthì có 75 USD trị giá các chương trình vi phạm bản quyền bán ra.
Gruzia là quốc gia sử dụng phần mềm lậu hàng đầu thế giới với 95% phần mềm bất hợp pháp. Tiếp đến là Zimbabwe (92%), Bangladesh (91%), Moldova (91%),Armenia và Yemen (90%).
Mỹ là nước có tỷ lệ phần mềm lậu ít nhất với 20%, tiếp sau là Nhật Bản (21%),Luxembourg (21%), New Zealand (22%) và Australia (25%).
Singapore là nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất lọt vào danh sách 30 nền kinh tế cótỷ lệ phần mềm lậu ít nhất thế giới.
Cuối tháng 4 vừa qua, BSA và hãngnghiên cứu thị trường IDC đã tọa đàm về tình hình vi phạm bản quyền tạiViệt Nam năm 2009, cho rằng tỷ lệ vi phạm ở ViệtNam vẫn giữ mức 85% (bằng với năm 2007 và 2008).
Thông tin này lập tức dấy lên luồng dư luận phản đối, cho rằng SBA vàIDC đã bỏ qua sự cố gắng của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp ViệtNam trong việc tôn trọng bản quyền phần mềm.
Ngoài ra, phân tích của các chuyên gia cho thấy, cách tính của BSA vàIDC không có sở cứ thuyết phục trong phương pháp tính và cách thức thuthập số liệu./.