Các địa phương tại Mỹ đang phải hứng chịu thời tiết trái ngược

Bang Texas đang trải qua thời tiết ẩm ướt do cơn bão Harvey, trong khi California thì đang bị thiêu đốt dưới cái nắng nóng và cháy rừng nghiêm trọng.
Các địa phương tại Mỹ đang phải hứng chịu thời tiết trái ngược ảnh 1Houston chìm trong nước vì bão Harvey. (Nguồn: cnbc.com)

Khu vực phía Đông của nước Mỹ, cụ thể bang Texas đang trải qua thời tiết ẩm ướt do cơn bão Harvey, tronh khi thành phố Los Angeles, bang California, phía Tây nước này đang bị thiêu đốt dưới cái nắng nóng và cháy rừng nghiêm trọng.

Ngày 3/9, Thống đốc bang California Jerry Brown đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại hạt Los Angeles trong bối cảnh tình trạng cháy rừng tại khu vực mạn Bắc thành phố Los Angeles tiếp tục lan rộng, đe dọa nhà cửa và cơ sở hạ tầng tại đây, buộc hành trăm cư dân sơ tán và một đường cao tốc chính phải đóng cửa.

Theo giới chức địa phương, sau khi bùng phát vào ngày 1/9 và được coi là thảm họa cháy rừng lớn nhất trong lịch sử Los Angeles với diện tích cháy rừng ước tính lên tới gần 6.000 mẫu, chưa tính diện tích cháy rừng mới tại khu vực phía Bắc và phía Tây,  lửa vẫn tiếp tục lan rộng bất chấp công tác cứu hỏa dồn dập của 1.000 lính cứu hỏa, 206 phương tiện chữa cháy, 9 máy bay trực thăng...

[Cháy rừng tiếp tục bùng phát ở Mỹ và Pháp, thiêu rụi 2.200 ha rừng]

Cơ quan thông tin thành phố cho biết trong ngày 3/9, chính quyền địa phương đã ban bố lệnh sơ tán mới, ảnh hưởng sinh hoạt của 700 hộ gia đình. Trước đó, trong ngày 2/9, ít nhất 200 hộ gia đình đã được lệnh sơ tán khi cháy rừng lớn đe dọa thiêu hủy toàn bộ công trình xây dựng tại khu vực Sunland-Tujunga, nằm cách trung tâm Los Angeles 32 km về phía Bắc và là nơi cư trú của khoảng 60.000 người.

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng cháy rừng cùng với nhiệt độ được dự báo tăng lên mức 3 con số (độ F), giới chức trách địa phương cảnh báo người dân "chất lượng không khí đang tồi tệ," đồng thời khuyến cáo ở trong nhà, hạn chế các hoạt động ngoài trời.

Los Angeles là địa phương thứ 2 của California phải ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng.

Trước đó, ngày 31/8, Thống đốc Brown ban bố tình trạng khẩn cấp ở hạt Trinity, phía Bắc thành phố San Francisco. 

Kể từ đầu năm 2017 đến nay, cháy rừng tại khu vực miền Tây nước Mỹ đã thiêu trụi hơn 7,1 mẫu (2,9 ha) đất rừng, tương đương 50% diện tích đất rừng bị thiêu hủy trong các vụ cháy rừng xảy ra cùng thời điểm năm 2016.

Trong khi đó, một tuần sau khi bão Harvey tàn phá kinh hoàng một vùng rộng lớn ở miền Nam nước Mỹ và công tác khắc phục hậu quả vẫn đang diễn ra, người dân ở khu vực bờ biển phía Đông nước này đang theo dõi sát sao thông tin về cơn bão Irma.

Hiện cơn bão số 3 này vẫn đang di chuyển trên Đại Tây Dương và còn cách đất liền khá xa. Tuy nhiên, kênh dự báo thời tiết Mỹ cảnh báo hướng di chuyển của bão Irma vẫn chưa rõ ràng, do đó, khó có thể đưa ra dự báo chính xác.

Trung tâm cảnh báo bão của Mỹ cho biết lúc 11 trưa 3/9 (giờ địa phương), sức gió gần tâm bão có vận tốc tối đa là 185 km/h và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 48 giờ tới.

Cơ quan này khuyến cáo người dân sống trên quần đảo Leeward đề cao cảnh giác trước nguy cơ bão Imar càn quét qua khu vực này vào tối nay./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.