Các lãnh đạo EU hoan nghênh "khởi đầu mới cho châu Âu" sau Brexit

Ba nhà lãnh đạo EU đã viết một bức thư ngỏ công bố trên các báo châu Âu để nhấn mạnh họ sẽ làm "mọi thứ trong quyền hạn" để làm cho mối quan hệ mới với Anh trở nên thành công.
Các lãnh đạo EU hoan nghênh "khởi đầu mới cho châu Âu" sau Brexit ảnh 1Đại diện thường trực của Anh tại Liên minh châu Âu (EU) Sir Tim Barrow (trái) trao bản thỏa thuận Anh rời EU chờ được phê chuẩn cho Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Jeppe Tranholm-Mikkelsen tại Brussels, Bỉ ngày 29/1/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo AFP, ba nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) gồm Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli đã hoan nghênh việc Anh rời khỏi khối này (còn gọi là Brexit) vào ngày 31/1 là "sự khởi đầu mới cho châu Âu.

Các nhà lãnh đạo cũng đồng thời cảnh báo London sẽ không duy trì được những lợi ích của tư cách thành viên khi ra đi.

Ba nhà lãnh đạo trên đã viết một bức thư ngỏ công bố trên các báo châu Âu để nhấn mạnh họ sẽ làm "mọi thứ trong quyền hạn" để làm cho mối quan hệ mới với Anh trở nên thành công.

Họ nêu rõ: "Mối quan hệ đó thế nào sẽ phụ thuộc vào các quyết định sắp tới. Không còn là một thành viên, các bạn (Anh) không được phép hưởng các lợi ích của tư cách thành viên... Ngày mai sẽ đánh dầu sự khởi đầu mới cho châu Âu."

Tư cách thành viên EU của Anh sẽ chấm dứt vào lúc 23h GMT ngày 31/1 (6h sáng 1/2 theo giờ Việt Nam), 3 năm rưỡi sau cuộc trưng cầu ý dân về Brexit của Anh.

[27 quốc gia thành viên EU chính thức ký thỏa thuận Brexit]

Trong khí đó, cùng ngày, Thủ tướng Ireland Leo Varadkar cho biết nếu Anh và Liên minh châu Âu (EU) không đạt được một thỏa thuận thương mại hậu Brexit vào thời hạn chót cuối năm nay sẽ gây ra một "mối đe dọa liên quan tới sự sống còn" với Ireland.

Lãnh đạo Ireland nêu rõ: "Chúng ta phải thực tế với những nguy cơ này. Một thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận thương mại sẽ là một mối đe dọa chính và một mối đe dọa liên quan tới sự sống còn của nền kinh tế chúng ta vào năm 2021, vì vậy chúng ta cần thỏa thuận đó"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.