Các nghị sỹ và truyền thông Mỹ bắt tay "nói xấu" hội nghị Trump-Putin

Nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ bắt tay với giới truyền thông cố gắng khắc họa hội nghị thượng đỉnh giữa ông Trump và Putin là vụ bê bối phản nghịch nhằm ngăn cản sự hợp tác hai nước.
Các nghị sỹ và truyền thông Mỹ bắt tay "nói xấu" hội nghị Trump-Putin ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki, Phần Lan ngày 16/7 vừa qua. (Ảnh: THX/TTXVN)

Sputniknews đưa tin, theo các nhà phân tích, nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ bắt tay với giới truyền thông cố gắng khắc họa hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga là một vụ bê bối phản nghịch nhằm ngăn cản sự hợp tác giữa Washington và Moskva.

Tại hội nghị ở Helsinki ngày 16/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một loạt đề xuất mang tính xây dựng nhằm tăng cường quan hệ và thúc đẩy hợp tác về an ninh mà được người đồng cấp Mỹ Donald Trump hoan nghênh.

Tuy nhiên, cả hai đảng chính trị tại Mỹ đều lên án ông chủ Nhà Trắng đã không nêu ra những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ với ông Putin.

Ngay sau khi kết thúc họp báo chung tại Helsinki, biên tập viên Anderson Cooper của CNN đã miêu tả sự thể hiện của ông Trump là "hổ thẹn."

[Thượng đỉnh Nga-Mỹ: Ông Putin đánh giá hội đàm thẳng thắn và hữu ích]

Một ngày sau, lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện Mỹ Chuck Schumer đã kêu gọi một cuộc điều tra về hội nghị, trong đó có cả việc thu giữ những biên bản ghi chép nội dung hội nghị.

Còn nghị sỹ Quốc hội đảng Dân chủ Ted Lieu lại hối thúc Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan đưa phiên dịch viên trong cuộc gặp riêng giữa ông Trump và ông Putin ra hầu tòa.

Giáo sư về Quan hệ quốc tế Michael Brenner thuộc trường Đại học Pittsburgh giải thích các nghị sỹ và các chính trị gia hàng đầu Mỹ ở cả hai đảng ngày càng thất vọng vì đã không cô lập Nga khỏi thế giới, bất chấp những nỗ lực liên tục của họ nhằm thổi bùng ngọn lửa xung đột.

Ngoài ra, ông Bernner chỉ ra rằng những đề xuất của ông Putin không chỉ mơ hồ mà còn phản ánh quan điểm của Nga về những vấn đề quốc tế và những viễn cảnh quan hệ song phương với Mỹ.

Trong khi đó, Giám đốc tổ chức nghiên cứu Just Foreign Policy Robert Naiman nhận định giọng điệu tích cực của hội nghị Helsinki khong chỉ ra bất kỳ sự phản bội lợi ích Mỹ nào từ ông Trump.

Hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ cũng có chung mục tiêu là cố gắng đẩy lùi bất kỳ sự bùng nổ chiến tranh nào giữa Israel và Iran.

Chuyên gia này đã bày tỏ hy vọng đối thoại Nga-Mỹ được cải thiện về Trung Đông sẽ mang lại hòa bình cho các cuộc xung đột khác ở khu vực./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.