Các nước châu Á được hưởng lợi từ việc Qatar bị tẩy chay

Cuộc khủng hoảng Qata đang tạo ra những cơ hội cho các quốc gia châu Á và những khu vực khác khi UAE, Saudi Arabia, Ai Cập và Bahrain tẩy chay quốc gia vùng Vịnh này.
Các nước châu Á được hưởng lợi từ việc Qatar bị tẩy chay ảnh 1Máy bay của hãng hàng không Qatar Airways cất cánh từ sân bay quốc tế Hamad ở Doha, Qatar ngày 20/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo SCMP, các quốc gia châu Á trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh vốn đã kéo dài 6 tháng qua dẫn đến sự đối đầu giữa một liên minh do Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia dẫn đầu với Qatar.

Cụ thể là các quốc gia châu Á, như Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, Indonesia và Philippines, có công dân làm việc tại Qatar, đã được hưởng những lợi ích ban đầu với quốc gia vùng Vịnh này.

Sự tẩy chay của các nước vùng Vịnh, gồm UAE, Saudi Arabia, Ai Cập và Bahrain, như một kết quả của việc Doha khước từ những đòi hỏi vốn buộc quốc gia giàu trữ lượng dầu mỏ này phải tái cấu trúc quan hệ giao thương, đa dạng hóa các nguồn hàng hóa và dịch vụ, tạo ra những liên kết cảng thay thế và tái xác định chiến lược của hãng hàng không quốc gia, Qatar Airways.

6 tháng sau, UAE và Saudi Arabia vẫn chưa hành động như đe dọa trong khi Qatar vẫn phải giải quyết những khó khăn và khẳng định nước này sẽ không còn phụ thuộc vào các quốc gia láng giềng.

[Qatar tuyên bố đối thoại là cách duy nhất giải quyết khủng hoảng]

Lương thực là một lĩnh vực quan trọng. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã nhanh chóng lấp đầy khoảng trống được tạo ra từ việc Saudi Arabia cấm xuất khẩu các chế phẩm từ sữa và các loại lương thực khác tới Qatar. Tuy nhiên, với một ngành công nghiệp chế biến lương thực hạn chế, Qatar sẽ phải tìm cách đa dạng nguồn cung, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất châu Á.

Bên cạnh đó, với việc mất khoảng 20 điểm đến như kết quả của sự tẩy chay, hãng hàng không nhà nước Qatar Airways có thể là thực thể của quốc gia vùng Vịnh này bị ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng.

Trong nỗ lực nhằm giảm thiệt hại, Qatar Airways đang tìm cách mở rộng mạng lưới đường bay ở nước ngoài và tăng cổ phần tại một số hãng hàng không khác.

Châu Á-Thái Bình Dương rõ ràng là một mục tiêu được nhắm tới. Qatar được cho sẽ khai thác các chuyến bay tới Canberra ở Australia, Chiang Mai và Utapao ở Thái Lan và Chittagong ở Bangladesh trong năm sau.

Qatar Airways cho biết sẽ không mua Air India mà thay vào đó là kế hoạch mở một hãng hàng không nội địa Ấn Độ.

Ngoài ra, Qatar Airways cũng đã thành công trong việc giành được 9,61% cổ phần (tương đương 662 triệu USD) của Cathay Pacific, hãng hàng không có trụ sở tại Hong Kong.

Tương tự, Qatar phải bù đắp tổn thất cho các kho cảng, trước hết chuyển hướng các kho cảng ở UAE tới Salalah ở Oman và Singapore.

Mặc dù phải ngay lập tức giải quyết "những nút thắt cổ chai", nhưng có thể Qatar sẽ thu lợi ở những cảng biển châu Á khác trong cuộc cạnh tranh với Saudi Arabia và UAE.

Qatar có thể cân nhắc tới những thay thế liên quan tới Ấn Độ, bao gồm cảng Chabahar của Iran do New Delhi tài trợ.

Quốc gia vùng Vịnh vốn không màng tới cuộc khủng hoảng được giải quyết ra sao nhưng không thể trở lại nguyên trạng.

Hiển nhiên cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng tới các mối quan hệ chính trị, kinh tế và thương mại trong những thập kỷ tới song sẽ tạo ra những cơ hội cho các quốc gia châu Á và những khu vực khác./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Người dân sơ tán tránh xung đột tại Gaza ngày 22/10/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Mỹ hối thúc Israel chuyển hướng chiến lược tại Gaza

Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh Israel đã đạt được phần lớn mục tiêu chiến lược liên quan tới Gaza kể từ sau ngày 7/10 năm ngoái và đây là thời điểm để biến điều đó thành quả lâu dài và chiến lược.