Các nước giàu mới chỉ tiếp nhận hơn 1% tổng số người di cư Syria

Tổ chức nhân đạo Oxfam công bố số liệu thống kế mới cho thấy cho tới nay nhóm này mới chỉ tiếp nhận 1,39% trên tổng số gần 5 triệu người di cư Syria.
Các nước giàu mới chỉ tiếp nhận hơn 1% tổng số người di cư Syria ảnh 1Người di cư mắc kẹt tại khu vực biên giới Hy Lạp-Macedonia ở gần làng Idomeni ngày 27/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 29/3, tổ chức nhân đạo Oxfam đã kêu gọi các quốc gia giàu có trên thế giới tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ người tị nạn Syria, đồng thời công bố số liệu thống kế mới cho thấy cho tới nay nhóm này mới chỉ tiếp nhận 1,39% trên tổng số gần 5 triệu người di cư Syria.

Theo báo cáo của Oxfam, kể từ năm 2013, các quốc gia giàu có mới chỉ bố trí tái định cư được cho khoảng 67.100 trường hợp trên tổng số khiêm tốn 130.000 người mà nhóm này cam kết.

Cụ thể, trong nhóm các các quốc gia giàu có, chỉ có 3 nước gồm Canada, Đức và Na Uy cam kết tạo cơ hội tái định cư cho nhiều người Syria hơn so với mức tiêu chuẩn. Trong khi các quốc gia khác như Australia, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển và New Zealand chỉ đăng ký hơn một nửa mức mà đáng lẽ họ cần phải đóng góp, các quốc gia còn lại thuộc nhóm này thậm chí còn đăng ký tiếp nhận ít hơn rất nhiều so với mức dưới trung bình này.

Báo cáo được công bố ngay trước thềm một hội nghị quốc tế do Liên hợp quốc chủ trì dự kiến tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) vào ngày 30/3 để bàn về kế hoạch chia sẻ trách nhiệm tạo điều kiện tái định cư cho người tị nạn Syria giữa các quốc gia.

Oxfam cho rằng từ giờ tới cuối năm, nhóm các quốc gia giàu có cần tiếp nhận ít nhất 10% trong tổng số 4,8 triệu người di cư Syria đang lánh nạn tại các khu vực gần với quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này.

Giám đốc Oxfam Winnie Byanyima khẳng định với tiềm lực kinh tế, các dịch vụ sống chất lượng và cơ sở hạ tầng phát triển, nhóm các quốc gia giàu có hoàn toàn có thể giúp tới 500.000 người Syria tái định cư.

Cuộc nội chiến tại Syria đã kéo dài tới năm thứ 6, hầu hết những người dân Syria phải tha hương đi tị nạn hiện đang sinh sống tạm bợ tại các quốc gia láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Jordan và Iraq.

Khi điều kiện tị nạn tại các quốc gia này đang dần xuống cấp, người tị nạn đã bất chấp nguy hiểm để tìm đường tới châu Âu, gây ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai đối với “lục địa già.”

Hội nghị sắp tới do Liên hợp quốc chủ trì nhằm đảm bảo các quốc gia trên thế giới cùng chia sẻ trách nhiệm giúp đỡ người tị nạn Syria có cuộc sống tốt hơn.

Oxfam tin tưởng đây là cơ hội để các quốc gia cùng tạo nên sự thay đổi, thể hiện “sự đoàn kết” với người Syria bằng hành động cụ thể./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.