Tại thủ đô Mátxcơva của Nga, những người từng tham gia xử lý tai nạn, concháu của những người đã mất trong thảm họa này đã tới vườn hoa Suvorov để thamgia các hoạt động kỷ niệm. Họ đã dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân vàthả những chiếc đèn lồng lên trời như biểu tượng của người đã mất.
Các xe cứu hỏa ở đây đã bật đèn vào lúc 01:23 (giờ Mátxcơva), thời điểm lòphản ứng số 4 phát nổ 27 năm về trước. Có tới 800.000 công dân Liên Xô đã đượchuy động để khắc phục hậu quả của vụ nổ thảm khốc này. Đây được xem là thảm họalớn nhất trong lịch sử "nguyên tử hòa bình."
Trong khi đó, tại Belarus, các hoạt động kỷ niệm thảm họa Chernobyl diễn ratrên khắp cả nước. Người dân đã đến các nhà thờ đạo Chính thống và đạo Thiênchúa để cầu nguyện cho những người đã mất và những người tiếp xúc với phóng xạ.Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã tới thăm những khu vực bị ảnh hưởngbởi phóng xạ từ vụ nổ nhà máy Chernobyl.
[Sụp nhà máy điện hạt nhân Chernobyl do tuyết rơi]
Belarus là quốc gia được các chương trình cứu trợ quốc tế quan tâm sau thảmhọa Chernobyl. Trong thời gian tới, sẽ có chương trình mới về hành động chungkhắc phục hậu quả vụ Chernobyl trong khuôn khổ các nước liên minh Belarus vàNga, giai đoạn 2013-2016.
Ukraine, quốc gia phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất của vụ nổ Chernobyl,cũng có nhiều hoạt động tưởng niệm những người thiệt mạng. Tại thủ đô Kiev,Ukraine, và các khu vực trung tâm đã diễn ra các buổi lễ cầu nguyện, míttinh, vàđặt vòng hoa tại các đài để tưởng nhớ những người thiệt mạng.
Ngày 26/4/1986, một loạt vụ nổ đã xảy ra tại nhà máy Chernobyl, phá hủy lòphản ứng số 4 và gây phát tán phóng xạ khắp Ukraine, lan sang Belarus và khu vựcphía Tây nước Nga.
Nhà máy điện hạt nhân này nằm cách thủ đô Kiev của Ukraine110 m về phía Bắc. Hiện khu vực xung quanh nhà máy vẫn trong tình trạng nhiễmxạ, đã được khoanh vùng cấm. Tuy nhiên, vấn đề môi trường và sức khỏe của ngườidân trong những vùng lân cận bị nhiễm xạ ở mức thấp hơn tiếp tục là thách thứclớn đối với Ukraine./.