Các nước thành viên IMF quan ngại về tác động của xung đột tại Ukraine

Theo Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha, các nước thành viên IMF ngày càng lo ngại khi xung đột kéo dài và tác động đến lạm phát, dẫn đến việc các quốc gia trên khắp thế giới tăng mạnh lãi suất.
Các nước thành viên IMF quan ngại về tác động của xung đột tại Ukraine ảnh 1Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Nadia Calvino. (Nguồn: Reuters)

Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Nadia Calvino cho biết, các nước thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang kêu gọi mạnh mẽ hơn về việc chấm dứt xung đột tại Ukraine, khi đã có những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của toàn cầu.

Bà Calvino, người được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Tiền tệ và Tài chính của IMF hồi tháng Một, cho rằng các hội nghị thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới trong tuần này diễn ra khi xung đột tại Ukraine diễn biến rất khó lường.

Điều được cảm nhận hiện nay là sự lo ngại khi không rõ xung đột sẽ kéo dài đến khi nào và sẽ gây ra những tác động ra sao, trong khi giá lương thực và năng lượng đã tăng mạnh.

Theo bà, các nước thành viên IMF ngày càng lo ngại khi xung đột kéo dài và tác động đến lạm phát, dẫn đến việc các quốc gia trên khắp thế giới tăng mạnh lãi suất.

[Liên minh châu Âu thảo luận hàng loạt vấn đề cấp bách]

Bà cho rằng tình hình nghiêm trọng và các nước cần cùng nhau hành động. Các nước trở nên cứng rắn hơn trong yêu cầu Nga chấm dứt xung đột, do tác động đến hầu hết các nước dễ bị tổn thương nhất, các nước nghèo và các xã hội.

Theo bà, bản chất toàn cầu của những thách thức chồng chéo là một kêu gọi thức tỉnh về tầm quan trọng của các tổ chức quốc tế như IMF.

Bà lạc quan rằng IMF có đủ năng lực giải quyết vấn đề dù một số nhà lãnh đạo châu Phi cho rằng xung đột tại Ukraine đã làm giảm sự chú ý tới các cuộc khủng hoảng mà các nước nghèo phải đối mặt và nói đến việc các công cụ cho vay mới đã được thiết lập nhằm hỗ trợ các nước chịu tác động lớn do các cú sốc liên quan đến xung đột.

Bà nói, ngay vào lúc này, IMF đặc biệt quan tâm đến việc đáp ứng các yêu cầu trước mắt với việc đưa ra các cơ chế tái bảo hiểm, các cơ chế hỗ trợ tài chính, các cơ chế giảm nợ để bảo vệ sự ổn định tài chính của toàn thế giới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.