Các sân bay Đức đạt được thỏa thuận tiền lương để chấm dứt đình công

Tranh chấp tiền lương đã dẫn đến hàng loạt cuộc đình công làm tê liệt 11 sân bay lớn trên khắp nước Đức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông hàng không vào đầu và giữa tháng Ba vừa qua.

Máy bay của Hãng hàng không Lufthansa tại sân bay Frankfurt, Đức ngày 7/3/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Máy bay của Hãng hàng không Lufthansa tại sân bay Frankfurt, Đức ngày 7/3/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các nhà điều hành sân bay ở Đức đã đồng ý với Liên minh công đoàn các ngành dịch vụ (Verdi) về thỏa thuận tiền lương cho khoảng 25.000 nhân viên an ninh hàng không để ngăn chặn nguy cơ xảy ra các cuộc đình công mới.

Tranh chấp tiền lương đã dẫn đến hàng loạt cuộc đình công làm tê liệt 11 sân bay lớn trên khắp nước Đức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông hàng không vào đầu và giữa tháng Ba vừa qua.

Thỏa thuận tiền lương nói trên được đưa ra sau quá trình phân xử trọng tài bắt đầu hôm thứ Sáu tuần trước tại một địa điểm bí mật.

Verdi cho biết sẽ không kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ an ninh sân bay đình công thêm nữa cho đến khi kết thúc quá trình phân xử trọng tài.

Các ủy ban của Hiệp hội các công ty an ninh hàng không liên bang (BDLS) và công đoàn có thời hạn đến trưa ngày 9/4 để chấp nhận hoặc từ chối đề xuất của trọng tài.

BDLS cho biết đề xuất đưa ra mức tăng lương từ 13,1%-15,1% trong vòng 15 tháng.

Theo nhà đàm phán Wolfgang Pieper của Verdi, các vấn đề đang được giải quyết bằng các biện pháp bao gồm tăng lương và thưởng cho các giảng viên và người quản lý.

Yêu cầu tăng lương trong bối cảnh lạm phát dai dẳng đã dẫn đến hàng loạt cuộc đình công gây gián đoạn giao thông hàng không và đường sắt, đồng thời gây tổn thất lớn cho các hãng vận tải ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.

Tháng trước, Hãng hàng không Lufthansa và Verdi đã đạt được thỏa thuận tiền lương cho nhân viên dịch vụ mặt đất tại các sân bay Đức, ngăn chặn các cuộc đình công xảy ra trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh vừa qua./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.