Các tàu qua lại trên Biển Đen sẽ bị coi là "tàu chở hàng quân sự"

Sau khi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen hết hiệu lực, Nga và Ukraine thông báo sẽ coi tất cả các tàu đi lại ở Biển Đen "có thể là tàu chở hàng quân sự."
Các tàu qua lại trên Biển Đen sẽ bị coi là "tàu chở hàng quân sự" ảnh 1Tàu chở ngũ cốc của Ukraine đi qua Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/8/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)

Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 20/7 thông báo nước này sẽ coi tất cả các tàu đi đến Nga và các khu vực do Nga kiểm soát ở Ukraine qua Biển Đen là "tàu chở hàng quân sự."

Quy tắc mới này có hiệu lực từ nửa đêm 21/7 (giờ địa phương).

Trước đó, ngày 19/7, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố nước này xác định tất cả các tàu di chuyển ở Biển Đen đi đến các cảng của Ukraine "có thể là tàu chở hàng quân sự."

[IMF cảnh báo hậu quả Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen]

Tuyên bố của Nga nêu rõ do Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen hết hiệu lực và việc cắt giảm hành lang nhân đạo trên biển này, tất cả các tàu trên đường đến các cảng của Ukraine ở Biển Đen sẽ được xác định có thể là tàu chở hàng quân sự.

Quy tắc có hiệu lực từ 0h ngày 20/7 (giờ Moskva).

Bộ Quốc phòng Nga lưu ý các quốc gia có cờ hiện diện trên các con tàu sẽ được coi là bên tham gia cuộc xung đột ở phía Ukraine./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.