Các trưởng đoàn đàm phán TPP nhóm họp tại thủ đô Tokyo

Ngày 30/10, các trưởng đoàn đàm phán của 11 nước tham gia ký kết TPP bắt đầu thảo luận 3 ngày gần thủ đô Tokyo, Nhật Bản nhằm hướng tới việc đạt thỏa thuận thực thi TPP mà không có Mỹ.
Các trưởng đoàn đàm phán TPP nhóm họp tại thủ đô Tokyo ảnh 1(Nguồn: vietnamnews.vn)

Ngày 30/10, các trưởng đoàn đàm phán của 11 quốc gia tham gia ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bắt đầu cuộc thảo luận kéo dài ba ngày gần thủ đô Tokyo của Nhật Bản nhằm hướng tới việc đạt được một thỏa thuận vào tuần tới về việc thực thi TPP mà không có Mỹ.

Trưởng đoàn đàm phán của 11 nước đã nhóm họp tại thành phố Urayasu, tỉnh Chiba nhằm nỗ lực đạt sự thống nhất xem điều khoản nào của TPP nên bị đình chỉ thực thi chờ đến khi Mỹ quay trở lại với thỏa thuận này.

Nguồn tin đàm phán bên phía Nhật Bản cho biết hiện có đề xuất rằng nên tạm ngưng thực thi 50 điều khoản, trong đó tập trung vào những mục mà Mỹ đề xuất.

[Các nước đàm phán TPP đạt tiến triển hướng tới một thỏa thuận mới]

Với hy vọng rằng Mỹ cuối cùng sẽ quay lại TPP, nước chủ nhà Nhật Bản muốn thay đổi ít nhất có thể để đảm bảo tính chuẩn mực cao của hiệp định này.

Mặc dù các bên tham gia đều hướng tới việc đạt được một thỏa thuận sau các vòng đàm phán diễn ra bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam sắp tới, nhưng quan ngại đã gia tăng khi Tân Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern Jacinda Ardern đã đề xuất rằng Wellington nên đàm phán lại thỏa thuận này.

Bà Ardern từng tuyên bố sẵn sàng rút New Zealand rút khỏi hiệp định TPP nếu 10 nước còn lại từ chối thương lượng lại về chính sách của Công đảng, trong đó cấm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà tại nước này.

Lệnh cấm này có thể ảnh hưởng đến việc tự do hóa đầu tư mà các bên đã nhất trí trong khuôn khổ TPP.

TPP được ký kết tháng 2/2016, với 12 nước tham gia gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam, chiếm khoảng 40% kinh tế toàn cầu.

Ngay sau khi nhậm chức vào tháng Một năm nay, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi TPP, cho rằng hiệp định đa phương này làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người Mỹ và nhấn mạnh Washington sẽ tiến hành đàm phán hiệp các định thương mại song phương.

Trước khi có sự thay đổi chính phủ, New Zealand cùng với Nhật Bản là những bên ủng hộ tích cực cho việc khôi phục thỏa thuận này sau khi Mỹ rút khỏi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.