Chuyên gia: Trung Quốc nên là một quan sát viên của TPP

Cựu nhà đàm phán thương mại Mỹ Charlene Barshefsky cho rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên bao gồm Trung Quốc với tư cách là một quan sát viên.
Chuyên gia: Trung Quốc nên là một quan sát viên của TPP ảnh 1Người dân mua sắm tại trung tâm thương mại ở thành phố Thượng Hải.(Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Nikkei, phát biểu tại một diễn đàn ở Singapore vào ngày 16/9, cựu nhà đàm phán thương mại Mỹ Charlene Barshefsky cho rằng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên bao gồm Trung Quốc với tư cách là một quan sát viên.

Tại một phiên thảo luận về chủ đề thương mại thế giới tại Hội nghị cấp cao Singapore, bà Barshefsky nói: “Trung Quốc cần có một vai trò như một quan sát viên...” đồng thời gọi quyết định loại trừ Bắc Kinh ra khỏi TPP là một sai lầm trong chính sách thương mại của Mỹ.

Bà lưu ý rằng khuôn khổ thương mại toàn cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là “cách tốt nhất” để thúc đẩy tự do hóa thương mại tiến lên phía trước, và rằng Washing cần tìm ra một công thức tốt hơn.

Trong khi đó, tại một phiên thảo luận tương tự, cựu Bộ trưởng Tài chính Australia Peter Costello cho biết: “Chúng tôi rất muốn thấy TPP tiến lên phía trước,” đồng thời lưu ý rằng hiện đang có bước tiến trong 11 quốc gia còn lại của hiệp định này nhằm “hồi sinh” TPP.

Ông Costello cũng chỉ ra rằng một trong số các lý do cho sự trỗi dậy của "chủ nghĩa dân tộc thương mại" là do “có cảm giác rằng các tổ chức quốc tế đã thất bại.”

[Châu Á-Thái Bình Dương không thể đạt thỏa thuận thay TPP trong 2017]

Cũng tại diễn đàn này, người đứng đầu bộ phận thương mại của Tập đoàn Misubushi của Nhật Bản Ken Kobayashi cho rằng thỏa thuận TPP gồm 11 nước phải “có chất lượng cao” như thỏa thuận ban đầu gồm 12 nước.

Ông cho hay: “Hy vọng chúng ta có thể kết thúc về nguyên tắc trong năm nay. Điều này khá quan trọng vì TPP 11 có thể trở thành một thỏa thuận thương mại khu vực tiêu chuẩn cho các thỏa thuận khác, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP).”

Dự kiến, lãnh đạo các nước tham gia TPP sẽ thảo luận về tiến trình đưa hiệp định này sớm có hiệu lực tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 tới tại Việt Nam./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.