Cần những cách thức mới để kiến tạo hòa bình sau đại dịch COVID-19

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn khi hai bên đổ lỗi cho nhau về dịch bệnh và theo dõi nhau một cách đầy lo lắng về những tiến bộ mà bên kia có thể đạt được.
Cần những cách thức mới để kiến tạo hòa bình sau đại dịch COVID-19 ảnh 1Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh, ngày 22/4/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bài viết trên báo The Straits Times cho rằng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19) đã tác động mạnh đến một thế giới bị phân cực và chia rẽ khi trật tự quốc tế được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai đang suy yếu.

Cách đối phó với dịch bệnh được bắt nguồn từ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Không có gì ngạc nhiên khi bối cảnh này đã cản trở sự hợp tác toàn cầu hiệu quả để chống lại virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) vốn đã làm sâu sắc những tuyến xung đột đang tồn tại và tạo ra những rạn nứt rắc rối mới.

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn khi hai bên đổ lỗi cho nhau về dịch bệnh và theo dõi nhau một cách đầy lo lắng về những tiến bộ mà bên kia có thể đạt được.

[WHO: SARS-CoV-2 sẽ "đeo bám" thế giới trong thời gian dài]

Liên minh châu Âu (EU) rất cần khôi phục sự gắn kết sau khi Anh rời khỏi liên minh. Khu vực này giờ đây chia rẽ về cách thức giải quyết vấn đề suy thoái kinh tế.

Trên khắp khu vực châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, những động lực thúc đẩy xung đột tồn tại trước đó đang được tăng cường bởi tình trạng thất nghiệp hàng loạt, hỗn loạn và đói nghèo.

Thế giới thay vì đoàn kết và nổi lên mạnh mẽ hơn từ khủng hoảng lại dường như đang tách rời nhau.

Sau đại dịch, thế giới rất cần tập hợp các mảnh ghép và tìm cách ghép chúng lại với nhau. Điều này đòi hỏi phải có ban lãnh đạo có tầm nhìn, ngoại giao sáng tạo và tinh thần sẵn sàng can dự và đối thoại.

Đáp lại lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc về một lệnh ngừng bắn toàn cầu, một số chính quyền và các nhóm vũ trang phi nhà nước - đặc biệt là ở Cameroon, Nam Sudan, Colombia, Yemen, Philippines và miền Nam Thái Lan - tất cả đều kêu gọi một sự ngừng bắn nhân đạo để tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng y tế này.

Đây là bước đi tuyệt vời đầu tiên nhưng nó sẽ được các nhà nước và cộng đồng kiến tạo hòa bình quan tâm đặc biệt để biến những động thái nhân đạo này trở thành những hành động giảm bạo lực bền vững, lâu dài.

Gần một nửa dân số thế giới không có đủ năng lực để có thể thực hiện giãn cách xã hội và tiếp cận các biện pháp vệ sinh hợp lý. Nếu sự phong tỏa do dịch bệnh kéo dài sẽ dẫn đến căng thẳng xã hội, vì sức ép xã hội và kinh tế kéo dài có thể làm trầm trọng thêm những xung đột nội bộ trên toàn thế giới.

Các nước mong manh không có hệ thống y tế hùng mạnh, với những bất bình đẳng, xung đột sắc tộc âm ỉ và có lịch sử chủ trương phục hồi lãnh thổ có thể khiến xung đột gia tăng.

Đồng thời, sự hợp tác vốn cấp bách và cần thiết giữa các nhà nước và các khu vực, gạt sang một bên những bất đồng giữa họ để vượt qua cuộc khủng hoảng này đang chậm lại và gặp trở ngại bởi chủ nghĩa dân tộc ích kỷ và hành vi buộc tội lẫn nhau.

Bị người dân của mình yêu cầu phải chịu trách nhiệm vì đã không đối phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng y tế, các nước sẽ thu mình lại, ít mở cửa hơn.

Họ sẽ có xu hướng đổ lỗi cho những gì đang xảy ra ở khắp nơi để tránh phải chịu trách nhiệm về việc không đối phó hiệu quả ngay đầu đại dịch. Điều này có thể tác động đến các nhà nước có quan hệ ngoại giao chính thức.

Như chúng ta đang chứng kiến ở châu Á, một số khu vực của thế giới sẽ trở lại bình thường và mở cửa một cách nhanh chóng hơn so với các khu vực khác. Điều này sẽ tác động đến các mức độ tham gia và can dự tại các diễn đàn toàn cầu. Theo đó giá trị và sự chú trọng vào các vấn đề gây lo ngại toàn cầu sẽ thay đổi.

Sau đại dịch COVID-19 sẽ có nhiều người tị nạn hơn trên thế giới. Các cuộc chiến tranh và xung đột, dù là tạm thời, cần phải giải quyết sẽ gia tăng.

Nhưng với hệ thống duy trì sinh mệnh toàn cầu, sẽ cần phải điều chỉnh hành vi can dự, sử dụng công nghệ tiên tiến để vượt qua những trở ngại này.

Ngay cả trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng y tế hiện nay, đã có động thái tiến tới sử dụng các nền tảng trực tuyến như một công cụ cho việc hội họp và tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại.

Ngày càng nhiều sự phản kháng không diễn ra trên các đường phố mà đi vào các nền tảng như Facebook, YouTube và WhatsApp.

Các nhà điều tiết những không gian này là các công ty công nghệ lớn sở hữu và kiểm soát những nền tảng phổ biến.

Giãn cách xã hội do yêu cầu của dịch bệnh đã tạo cơ hội để thăm dò hệ sinh thái tương tác mới giữa con người này.

Ở đây, việc phổ biến thông tin, thật hay giả, trở thành nhân tố chủ chốt quyết định kết quả của sự tương tác giữa con người với nhau.

Tuy nhiên, cần có những cách thức mới để giảm bớt việc sử dụng thông tin sai lệch, điều có thể gây ra căng thẳng và bạo lực.

Các công ty công nghệ và các nhóm dân sự xã hội cùng với một số chính phủ đã bắt đầu cộng tác để theo dõi các phát biểu và tin đồn mang tính thù địch, như ở Thái Lan, mặc dù một số chính phủ đã nhận thấy đây là một công cụ hữu ích để gây nhiễu và đổ lỗi.

Đối thoại mang tính xây dựng có thể được tiến hành trực tuyến như được thấy gần đây trong cuộc họp trực tuyến Mỹ-Trung trong nỗ lực nhằm thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn chống lại COVID-19.

Tuy nhiên, vẫn chưa có sự nhất trí về tính hiệu quả của các diễn đàn và những kênh này, hay chúng có thể được ràng buộc theo những quy định nào.

Những diễn đàn mới sẽ nổi lên. Và đây sẽ là cơ hội để thay đổi một số nền tảng hợp tác toàn cầu cũ, theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa, bài xích và bó hẹp. Sẽ cần có một nỗ lực phối hợp bao quát hơn và để tham vấn các thành phần xã hội rộng rãi hơn.

Những ưu tiên mới sẽ bao gồm những yếu tố gây xung đột mà trước đây đã bị gạt sang một bên - như tình trạng bất bình đẳng về thu nhập, khả năng tiếp cận y tế và dịch vụ công, những nguy cơ của biến đổi khí hậu và di cư hàng loạt. Ngoại giao công cũng như tư sẽ có ý nghĩa then chốt.

Điều quan trọng hơn là tất cả chúng ta cần thúc đẩy sự cộng tác hiệu quả để xây dựng lại một hệ thống toàn cầu vừa mang tính đại diện hơn vừa nhạy cảm hơn đối với nhu cầu của nhân loại./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục