Cảnh sát Đức bắt hung thủ vụ đâm dao tại lễ hội ở Solingen

Bộ trưởng Nội vụ bang North Rhine-Westphalia, Herbert Reul, cho biết ông đã cảm thấy "đôi chút nhẹ người" sau khi nhà chức trách bắt giữ được đối tượng tình nghi vụ tấn công ở Solingen.

Cảnh sát điều tra tại hiện trường vụ tấn công bằng dao tại lễ hội ở thành phố Solingen, Đức, ngày 24/8/2024. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)
Cảnh sát điều tra tại hiện trường vụ tấn công bằng dao tại lễ hội ở thành phố Solingen, Đức, ngày 24/8/2024. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Truyền thông Đức ngày 24/8 đưa tin cảnh sát đã bắt giữ đối tượng tình nghi trong vụ đâm dao tại thành phố Solingen, miền Tây nước này, khoảng 24 giờ sau khi thực hiện vụ tấn công khiến 3 người thiệt mạng.

Phát biểu trên kênh ARD, Bộ trưởng Nội vụ bang North Rhine-Westphalia, Herbert Reul, cho biết ông đã cảm thấy "đôi chút nhẹ người" sau khi nhà chức trách bắt giữ được đối tượng tình nghi.

Theo ông Reul, trong một ngày thực hiện chiến dịch truy bắt, cảnh sát cũng đã bắt giữ hai đối tượng khác, song không phải thủ phạm. Hiện nghi can đang được thẩm vấn và cảnh sát cũng đã thu giữ được nhiều bằng chứng.

Trước đó cùng ngày, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận đứng sau vụ tấn công bằng dao tối 23/8 mà cũng đã khiến 8 người bị thương. Theo tuyên bố của IS, hung thủ có một thành viên của tổ chức khủng bố này.

Ông Hendrik Wuest, thủ hiến bang North Rhine-Westphalia, cũng đã khẳng định vụ tấn công là một hành động khủng bố.

Vụ việc xảy ra tối tại Fronhof - quảng trường ở Solingen và là nơi đang lễ hội kỷ niệm 650 năm thành lập thành phố Solingen. Lễ hội vốn được lên kế hoạch diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ 23/8, ước tính đón 75.000 khách.

Ngay sau vụ tấn công, ban tổ chức đã thông báo hủy bỏ sự kiện.

Chính phủ Đức cũng nhấn mạnh sẽ làm mọi việc có thể để hỗ trợ thành phố Solingen và bang North Rhine-Westphalia./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.