Cây sấu có chu vi 9,5m, đường kính 3,13m, cao 38m. Các nhà khoa học vẫnchưa xác định chính xác niên đại của cây.
Theo những người cao tuổi ở địa phương, cây sấu này đã trải qua khoảngchín đời người, đã chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử của vùng đất biên giớiSóc Hà, Hà Quảng.
Gần đây, nhiều cây cổ thụ quanh vùng đã bị "lâm tặc" đốn hạ đểlấy gỗ, nhưng cây sấu cổ thụ này được bà con coi là linh thiêng và được giữ gìncho đến nay.
Đây là cây thứ ba ở Cao Bằng được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Trướcđó, cây nghiến ở xã Kim Loan, huyện Hạ Lang và cây nghiến ở Pác Pó, xã TrườngHà, Hà Quảng, đã được công nhận danh hiệu này.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môitrường Việt Nam, việc tôn vinh giá trị cây di sản sẽ góp phần nâng cao nhậnthức, trách nhiệm của cộng đồng các dân tộc vùng biên giới với việc trồng rừng,bảo vệ môi trường sinh thái.
Cây sấu Di sản tại khu vực cột mốc còn là minhchứng khẳng định chủ quyền biên giới quốc gia./.