LONDON, VƯƠNG QUỐC ANH – Media OutReach – Rừng trên thế giới rất quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu, đóng góp tới 1/3 lượng giảm nhẹ cần thiết để hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 ° C. Trong số hàng loạt các dịch vụ hệ sinh thái mà rừng cung cấp, chính rừng cũng tạo thành một vùng đệm để giảm nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Xét về đại dịch COVID -19 đang hoành hành hiện nay, nhu cầu bảo vệ và phục hồi rừng trên thế giới lại càng quan trọng và cấp bách hơn bao giờ hết.
CDP – tổ chức phi lợi nhuận về môi trường toàn cầu đã công bố những phát hiện của Báo cáo có tiêu đề: Financial Services Climate Change and Forests Pilot Questionnaire (tạm dịch: Bảng câu hỏi điều tra thí điểm về rừng và biến đổi khí hậu có liên quan đến các dịch vụ tài chính). Đây là khuôn khổ công bố thông tin tự báo cáo có cấu trúc đầu tiên dành cho các ngân hàng để báo cáo về hoạt động cho vay tài chính có liên quan đến rừng và khí hậu. Báo cáo được đưa ra tại một hội thảo trực tuyến trên web (webinar) với sự tham gia của ông Corrado Forcellati, Giám đốc Dịch vụ bền vững của KPMG Singapore cùng với các tham luận viên Rizal Mohamed Ali, Phó chủ tịch Bộ phận đầu tư có trách nhiệm của KWAP; Felia Salim, Giám đốc & Quỹ Xanh và Meixi Gan, Phó giám đốc phụ trách về Bền vững của Viện Các vấn đề quốc tế Singapore.
Những phát hiện chính từ các tiết lộ độc đáo này nhấn mạnh rằng, mặc dù các ngân hàng đã bắt đầu tích hợp các mối quan tâm về môi trường vào cấu trúc và quy trình của họ, nhưng vẫn cần có thêm những tiến bộ về chiến lược dài hạn và tài trợ cho các dự ántài nguyên và bảo tồn rừng (Forest Resources and Conservation – FRC). Kết quả cũng xác nhận rằng, sổ sách cho vay của các ngân hàng có tác động lớn hơn rất nhiều so với hoạt động của họ, với mức phát thải của các dự án trong danh mục đầu tư có khả năng cao hơn khoảng 400 lần so với lượng phát thải trực tiếp.
Mặc dù các ngân hàng tham gia có thể mô tả tốt các rủi ro môi trường của họ, nhưng phản hồi của họ cho thấy họ hiện đang tập trung hơn vào một mặt của ‘cách tiếp cận trọng yếu kép’. Điều này có nghĩa là, mặc dù các ngân hàng thường đánh giá các vấn đề môi trường có thể ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của họ như thế nào; song họ ít có khả năng đánh giá tác động của danh mục đầu tư đến môi trường ra sao.
Trong khi các ngân hàng lớn trên thế giới đi trước các ngân hàng Đông Nam Á trong nhiều lĩnh vực, thì CDP lưu ý rằng, việc công bố thông tin về rừng phải được cải thiện về tổng thể, đặc biệt là liên quan đến việc tài trợ cho các dự án tài nguyên và bảo tồn rừng như gỗ, dầu cọ, gia súc và đậu nành – những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến suy thoái rừng và tổn thất trên toàn cầu. Chỉ có một ngân hàng tham gia thí điểm tiết lộ về việc tài trợ của họ cho các các dự án tài nguyên và bảo tồn rừng. Các ngân hàng có thể chứng minh rằng, hoạt động tài trợ của họ cho các các dự án tài nguyên và bảo tồn rừng là bền vững bằng cách tăng cường tính minh bạch.
Ngoài ra, các tiết lộ cho thấy cơ hội lớn cho các ngân hàng trong việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang một tương lai rừng carbon thấp. Các tác động tài chính tiềm tàng của các cơ hội môi trường được tiết lộ lớn hơn các tác động tiềm tàng của các rủi ro được công bố cũng như các chi phí dự kiến để đạt được các cơ hội đó.
Một lĩnh vực cơ hội được hầu hết các ngân hàng nhấn mạnh là cung cấp tài chính cho các hộ nông nghiệp nhỏ. Bất chấp tầm quan trọng của đối tượng này đối với sản xuất dầu cọ và cao su, việc thiếu khả năng tiếp cận tín dụng đối với các hộ sản xuất quy mô nhỏ đang thúc đẩy các hành vi dẫn đến tình trạng mất rừng và tăng lượng khí thải. Các phương pháp tiếp cận tài trợ cho hộ quy mô nhỏ và các phương pháp tiếp cận tham gia khác được các ngân hàng tiết lộ đại diện cho các cơ hội để nâng cao không chỉ khía cạnh môi trường của sự bền vững, mà còn cả khía cạnh xã hội.
Báo cáo của CDP thừa nhận lĩnh vực dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp và rừng tích cực. Ảnh hưởng của các công ty dịch vụ tài chính vượt xa các hoạt động trước mắt của họ để cho phép các hoạt động trong nền kinh tế rộng lớn hơn. Điều này đặt họ vào vị trí độc nhất để xúc tác thay đổi bằng cách tham gia với các công ty mà họ cho vay, đầu tư và bảo hiểm.
Để đạt được mục tiêu này, CDP kết luận với các khuyến nghị cho các ngân hàng để tạo ra bước tiến nhảy vọt cho các nền kinh tế bền vững, bắt đầu từ việc công bố các tác động của họ được tiêu chuẩn hóa, phù hợp làm bước đầu tiên quan trọng. Các khuyến nghị khác bao gồm:
– Thực hiện giám sát cấp Ban giám đốc về các vấn đề môi trường;
– Đảm bảo thời gian, đánh giá và quá trình xung quanh các vấn đề môi trường có tính chất lâu dài;
– Tăng cường khuôn khổ báo cáo và công bố đầy đủ các thông lệ cho vay;
– Xem xét mối liên hệ giữa rừng với biến đổi khí hậu, nước và thế giới tự nhiên để đánh giá đúng các rủi ro, cơ hội và tác động.
Bà Pratima Divgi, Giám đốc của CDP Hồng Kông, Đông Nam Á, Australia và New Zealand nhận xét: “Lĩnh vực dịch vụ tài chính là mối liên kết còn thiếu đối với các nền kinh tế bền vững và đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, thúc đẩy sự phát triển tiếp theo trong công bố của CDP: các chỉ số mang tính tiên phongliên quan đến rừng dành riêng cho các ngân hàng. Những công ty đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi sang các hoạt động tài chính bền vững sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh và cải thiện lợi nhuận dài hạn. CDP là đối tác quan trọng trong hành trình hướng tới trách nhiệm doanh nghiệp và công bố thông tin, là bước đầu tiên tích cực để đạt được một tương lai bền vững cho con người và trái đất”.
Trong những năm tới, CDP sẽ phát triển bảng câu hỏi dịch vụ tài chính để mở rộng báo cáo trên toàn cầu cho các nhà đầu tư và công ty bảo hiểm, đồng thời tích hợp một loạt các chủ đề môi trường.
Để tìm hiểu thêm về CDP và nghiên cứu của nó về tác động môi trường toàn cầu, hãy truy cập trang web của CDP tại https://www.cdp.net/en hoặc tải xuống gói phương tiện đầy đủ bao gồm báo cáo, tóm tắt chính sách, đồ họa thông tin, bản ghi biên bản hội thảo trên web… tại đây.
Thông tin về CDP
CDP là một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu điều hành hệ thống công bố môi trường trên thế giới cho các công ty, thành phố, tiểu bang và khu vực. Được thành lập vào năm 2000 và làm việc với hơn 590 nhà đầu tư với tổng tài sản trị giá hơn 110.000 tỷ USD, CDP đi tiên phong trong việc sử dụng thị trường vốn và mua sắm doanh nghiệp để thúc đẩy các công ty tiết lộ các tác động môi trường của họ và giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ rừng. Hơn 10.000 tổ chức trên khắp thế giới (bao gồm hơn 9.600 công ty có giá trị trên 50% vốn hóa thị trường toàn cầu và hơn 940 thành phố, tiểu bang và khu vực, đại diện cho tổng dân số hơn 2,6 tỷ người) đã tiết lộ dữ liệu thông qua CDP vào năm 2020.
Hoàn toàn phù hợp và tuân thủ theo Task Force on Climate-related Financial Disclosures – TCFD (Nhóm làm việc về minh bạch thông tin tài chính liên quan đến khí hậu), CDP nắm giữ cơ sở dữ liệu môi trường lớn nhất trên thế giới và điểm do CDP tính được sử dụng rộng rãi để thúc đẩy các quyết định đầu tư và mua sắm hướng tới một nền kinh tế không carbon, bền vững và có khả năng phục hồi. CDP là thành viên sáng lập của sáng kiến Mục tiêu dựa trên Khoa học, We Mean Business Coalition (tạm dịch: Liên minh Chúng tôi có nghĩa là kinh doanh), Chương trình nghị sự của Nhà đầu tư và Sáng kiến Nhà quản lý tài sản Net Zero.