Hơn 3.100 trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại 8 tỉnh, thành phố đã được cung cấp các dịch vụ chăm sóc toàn diện. Các em đã được hỗ trợ kết nối với các dịch vụ xã hội về chăm sóc y tế, giáo dục, tư vấn tâm lý…
Đây là những kết quả ban đầu của mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đưa ra trong hội nghị đánh giá kết quả giữa kỳ của mô hình này ngày 3/10.
Mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và tổ chức Cứu trợ phát triển (CRS) thực hiện tại 8 tỉnh: Thái Nguyên, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Nam Định, Khánh Hòa, Yên Bái, Quảng Nam và Phú Thọ.
Mục tiêu của mô hình này là nhằm cải thiện tình trạng cuộc sống hiện tại cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thông qua kết nối các dịch vụ xã hội chăm sóc toàn diện cho trẻ, xây dựng khung pháp lý cho việc chăm sóc toàn diện trẻ, thiết lập và sử dụng một hệ thống giám sát, đánh giá công tác chăm sóc toàn diện cho trẻ tại cộng đồng…
Sau 2 năm triển khai, mô hình đã hình thành được mạng lưới ban điều phối, mạng lưới cộng tác viên theo dõi đánh giá nhu cầu và quản lý trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Đặc biệt, mô hình đã hình thành được gói chăm sóc toàn diện cho trẻ với 7 yếu tố chính: Dinh dưỡng; chăm sóc sức khỏe; giáo dục; hỗ trợ tiếp cận chính sách; tư vấn tâm lý và phòng ngừa trẻ bị nhiễm HIV/AIDS; bảo vệ trẻ không bị xâm hại; hỗ trợ củng cố về kinh tế.
Tại 8 địa phương triển khai mô hình đã xác định được hơn 3.800 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó, số lượt trẻ cần đáp ứng các nhu cầu dịch vụ là hơn 3.600 trẻ. Tỷ lệ trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đươc mô hình hỗ trợ ít nhất 1 nhu cầu dịch vụ là khá cao 85%.
Mặc dù đạt được những kết quả tốt nhưng việc triển khai mô hình còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác xác định cụ thể, chính xác số trẻ em ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Một số gia đình sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên không cung cấp thông tin và nhận sự trợ giúp của cộng đồng.
Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cũng cho rằng việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn còn nhiều rào cản và ít nhiều vẫn có sự phân biệt đối xử.
“Vẫn còn trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS chưa tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc. Mạng lưới dịch vụ đã được hình thành nhưng thiếu sự liên kết, nhiều trẻ và gia đình còn e ngại khi tham gia tiếp nhận hỗ trợ,” Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.
Vì vậy, trong năm 2013, mô hình đã mở rộng thêm đối tượng trợ giúp là trẻ khuyết tật và tiến tới đổi cụm từ "trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS" thành "trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt" để bao gồm cả hai đối tượng và xóa bỏ tâm lý e ngại tham gia chương trình./.
Đây là những kết quả ban đầu của mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đưa ra trong hội nghị đánh giá kết quả giữa kỳ của mô hình này ngày 3/10.
Mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và tổ chức Cứu trợ phát triển (CRS) thực hiện tại 8 tỉnh: Thái Nguyên, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Nam Định, Khánh Hòa, Yên Bái, Quảng Nam và Phú Thọ.
Mục tiêu của mô hình này là nhằm cải thiện tình trạng cuộc sống hiện tại cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thông qua kết nối các dịch vụ xã hội chăm sóc toàn diện cho trẻ, xây dựng khung pháp lý cho việc chăm sóc toàn diện trẻ, thiết lập và sử dụng một hệ thống giám sát, đánh giá công tác chăm sóc toàn diện cho trẻ tại cộng đồng…
Sau 2 năm triển khai, mô hình đã hình thành được mạng lưới ban điều phối, mạng lưới cộng tác viên theo dõi đánh giá nhu cầu và quản lý trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Đặc biệt, mô hình đã hình thành được gói chăm sóc toàn diện cho trẻ với 7 yếu tố chính: Dinh dưỡng; chăm sóc sức khỏe; giáo dục; hỗ trợ tiếp cận chính sách; tư vấn tâm lý và phòng ngừa trẻ bị nhiễm HIV/AIDS; bảo vệ trẻ không bị xâm hại; hỗ trợ củng cố về kinh tế.
Tại 8 địa phương triển khai mô hình đã xác định được hơn 3.800 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó, số lượt trẻ cần đáp ứng các nhu cầu dịch vụ là hơn 3.600 trẻ. Tỷ lệ trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đươc mô hình hỗ trợ ít nhất 1 nhu cầu dịch vụ là khá cao 85%.
Mặc dù đạt được những kết quả tốt nhưng việc triển khai mô hình còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công tác xác định cụ thể, chính xác số trẻ em ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Một số gia đình sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên không cung cấp thông tin và nhận sự trợ giúp của cộng đồng.
Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cũng cho rằng việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn còn nhiều rào cản và ít nhiều vẫn có sự phân biệt đối xử.
“Vẫn còn trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS chưa tiếp cận được với các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc. Mạng lưới dịch vụ đã được hình thành nhưng thiếu sự liên kết, nhiều trẻ và gia đình còn e ngại khi tham gia tiếp nhận hỗ trợ,” Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.
Vì vậy, trong năm 2013, mô hình đã mở rộng thêm đối tượng trợ giúp là trẻ khuyết tật và tiến tới đổi cụm từ "trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS" thành "trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt" để bao gồm cả hai đối tượng và xóa bỏ tâm lý e ngại tham gia chương trình./.
Hồng Kiều (Vietnam+)