Châu Phi: Từ "lục địa vô vọng" đến "lục địa của hy vọng"

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi kêu gọi mọi người dân châu Phi thực hiện ước mơ về một châu lục thống nhất, hòa bình, thịnh vượng.
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 21 đang diễn ra tại thủ đôAddis Ababa của Ethiopia nhằm kỷ niệm 50 năm thành lập Tổ chức Thống nhất châuPhi (OAU), tiền thân của AU hiện nay, với lời kêu gọi mọi người dân châu Phithực hiện ước mơ về một châu lục thống nhất, hòa bình và thịnh vượng.

Đây được coi là một dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển củachâu lục này.

Cách đây nửa thế kỷ, vào ngày 25/5/1963, các nhà lãnh đạo tiền bối củaphong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã gặp nhau tại Addis Ababa để thành lậpOAU với mục tiêu thúc đẩy sự đoàn kết, thống nhất và tăng cường hợp tác khu vựcnhằm cải thiện điều kiện sống của người dân.

Bản Hiến chương OAU, được các nguyên thủ 32 quốc gia ký ngay tại chỗ và 21quốc gia ký sau này, nhấn mạnh: "Tất cả chúng ta đều mong muốn một châu Phithống nhất, không chỉ thống nhất trong quan niệm mà cả trong mong muốn ta làcùng nhau tiến lên phía trước."

Ngay từ khi ra đời, OAU đã thể hiện tinh thần đoàn kết, thống nhất bằngcách phối hợp chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tựquyết của các dân tộc và quyền con người, giúp hàng loạt quốc gia giành độc lập.

Không chỉ góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh giải phóng trên khắplục địa nhằm thoát khỏi ách thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, OAU cònđưa ra một khuôn khổ duy nhất cho các hành động tập thể của châu Phi.

Tuy nhiên, trong bối cảnh trật tự toàn cầu thay đổi và sự cần thiết phảiđẩy nhanh tiến trình hội nhập, các quốc gia thành viên OAU nhận thấy sự cầnthiết phải chuyển đổi tổ chức này thành một tổ chức với những mục tiêu mới vàtên gọi mới.

Vì thế, AU đã ra đời tại Hội nghị thượng đỉnh OAU ở thủ đô Lomé của Togongày 11/7/2000. Kế thừa tinh thần đoàn kết, thống nhất của OAU, trong hơn 10 nămqua, AU đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết những tháchthức nhiều mặt đối với châu Phi và nâng cao vị thế của châu lục này trên trườngquốc tế. Từ chỗ bị nhìn nhận là "lục địa vô vọng", châu Phi giờ đây đã được nhắcđến như là "lục địa của hy vọng."

Kể từ ngày ra đời, AU đã nhanh chóng triển khai thực hiện mục tiêu tăngcường hợp tác quốc tế và khu vực, đấu tranh cho quyền lợi của châu Phi tại cácdiễn đàn quốc tế nhằm phục vụ công cuộc chấn hưng châu lục.

Theo đuổi một trong những mục tiêu hàng đầu là "thúc đẩy hòa bình, anninh và ổn định trên lục địa," AU đã triển khai các hoạt động can thiệp nhằmgiải quyết tình trạng bất ổn tại nhiều quốc gia thành viên, trong đó việc triểnkhai lực lượng gìn giữ hòa bình quy mô lớn và hiệu quả ở Somalia là một trongnhững tựu nổi bật của tổ chức này.

Về kinh tế, được sự hậu thuẫn của AU, kinh tế châu Phi đã có những bướcphát triển tích cực trong suốt một thập kỷ qua và hiện đạt mức tăng trưởng trên5%, trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh thứ hai trên thế giới,trong bối cảnh nhiều khu vực phải vật lộn với khủng hoảng tài chính. Và sứcbật của châu Phi có lẽ sẽ không dừng lại ở đó khi các cuộc thăm dò mới đây chothấy những trữ lượng dầu khí khổng lồ, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, tại mộtloạt nước ở châu lục.

Nhiều chuyên gia kinh tế có chung quan điểm cho rằng một châu Phi giàu tàinguyên thiên nhiên và dân số trẻ có thể tạo ra sự bùng nổ kinh tế nếu giải quyếtđược các cuộc xung đột triền miên, cải thiện thể chế, thu hút đầu tư, tăng cườnghội nhập khu vực và quốc tế.

Phát biểu trước thềm "Lễ kỷ niệm vàng," tiến sỹ Nkosazana Dlamini-Zuma,Chủ tịch Ủy ban AU, nhận định: "Năm nay có thể là năm bước ngoặt đối với châuPhi, bởi trong lịch sử chưa bao giờ chúng ta có được nhiều thuận lợi đến vậy,chưa bao giờ chúng ta có nhiều tiềm năng phát triển đến vậy. Chúng ta cũng chưabao giờ có một dân số trẻ, năng động và có học thức cao như hiện nay. Những lợithế này cần được biến thành cơ hội có ý nghĩa hướng tới sự phồn vinh và hòabình lâu dài của toàn châu lục."

Bên cạnh những tiến bộ đạt được trong nhiều lĩnh vực, AU cũng đang phảiđối mặt với những thách thức to lớn, đặc biệt trong nỗ lực đảm bảo một môitrường hòa bình để phát triển.

Hiện có tới gần 10 quốc gia châu Phi đang chìm trong xung đột, trong đótiến trình chuyển tiếp chính phủ tại Somalia đang bị lực lượng vũ trang Hồi giáoAl Shabaab đe dọa, cuộc khủng hoảng tại Mali đã biến quốc gia này thành cửa ngõđể al-Qaeda thâm nhập sâu hơn vào châu Phi, và cuộc nổi dậy ở Cộng hòa dân chủCongo có khả năng gây bất ổn cho các nước lân cận.

Ngoài ra, tình trạng đói nghèo, thất nghiệp và bất bình đẳng, bệnh tật,đặc biệt là bệnh HIV/AIDS, cũng là những thách thức khó có thể giải quyết trongmột sớm một chiều.

Nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài đối với AU là hàn gắn sự rạn nứtgiữa các nước thành viên, đặc biệt là sự chia rẽ ngày càng gay gắt về chínhtrị giữa các nước nói tiếng Pháp và các nước nói tiếng Anh.

Vì thế, việc AU tuyên bố năm 2013 là "Năm toàn Phi và Chấn hưng châu Phi"chính là sự nhắc nhở về tinh thần đoàn kết, thống nhất nhằm phục vụ phát triểnmà các nhà lãnh đạo châu lục đã nhấn mạnh cách đây nửa thế kỷ./.

Minh Đức (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục