Sydney đã nhảy vọt từ vị trí 14 năm ngoái lên số 11, vượt trên Sao Paulovà Rio de Janeiro. Trong khi đó, Melbourne tiến từ vị trí 21 trong năm ngoái lênthứ 15, đứng trên Bắc Kinh và Thượng Hải của Trung Quốc.
Chủ tịch Mercer Nathalie Constantin-Métral cho biết: "Các thành phố củaAustralia và New Zealand tăng hạng nhiều nhất trong bốicảnh giá trị đồng tiền quốc gia tăng mạnh so với đồng USD. Nhu cầu thuê nhà cũngtăng mạnh tại các thành phố của Australia được khảo sát. Khả năng đáp ứng nhucầu hết sức hạn chế đã khiến thị trường nhà đất Australia lên cơn sốt, dẫn tớigiá cả tăng mạnh."
Thành phố Perth tăng liền 11 bậc, lên vị trí 19 trong bảng xếp hạng dobùng nổ khai thác mỏ tại đây đã khiến chi phí tăng cao.
Trong khi đó, các thành phố khác của Australia cũng tăng bậc xếp hạng đắtđỏ như thủ đô Canberra (ACT) tăng từ 34 lên thứ 23, Brisbane (Queensland) từ vịtrí 31 lên 24. Adelaide (South Australia) là thành phố có mức tăng hạng lớnnhất, từ 46 lên 27.
Như vậy, các thành phố lớn của Australia đều nằm trong danh sách các thànhphố đắt đỏ nhất thế giới cho dù căn cứ vào tiêu chí cuộc sống hay làm ăn kinhdoanh. Theo nhóm nghiên cứu Demographia, giá bất động sản tại đây nằm trong danhsách các địa điểm "không thể mua nổi."
Tạp chí Economist cũng xếp Australia vào danh sách các thị trường bất độngsản có giá cả bị thổi phồng nhiều nhất. Trong vòng 12 tháng qua, tỷ giá đồngđôla Australia (AUD) dao động trong mức 1 AUD = 0,95-1,1 USD, khiến người nướcngoài sinh sống và làm việc tại đây phải gánh chịu chi phí đắt đỏ./.