Chiến hạm Rạng Đông: Con tàu huyền thoại 'hút' khách du lịch khi đến nước Nga

Tàu Aurora hay còn gọi chiến hạm Rạng Đông là hiện vật lịch sử quan trọng của nước Nga, đã trở thành tàu bảo tàng, điểm du lịch nổi tiếng “hút” khách du lịch khi đến đất nước rộng nhất thế giới.
Tàu tuần dương Aurora hay còn gọi chiến hạm Rạng Đông là hiện vật lịch sử quan trọng với nước Nga.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Chiến hạm Rạng Đông neo đậu ven sông Neva ở giữa lòng thành phố Saint Petersburg là cố đô đồng thời là thành phố lớn thứ hai nước Nga, sau Thủ đô Moskva. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Con tàu chiến huyền thoại này đã trở thành tàu bảo tàng, điểm du lịch nổi tiếng “hút” khách du lịch khi đến với đất nước rộng nhất thế giới. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tính từ năm 1956 đến nay đã có hơn hàng chục triệu lượt khách đến tham quan, khám phá chiến hạm Rạng Đông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Khách du lịch hào hứng chụp ảnh lưu lại kỷ niệm khi đến tham quan chiến hạm Rạng Đông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Khách du lịch xếp hàng vào thăm chiến hạm Rạng Đông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Ngày 24/5/1900 tàu tuần dương bọc thép nổi tiếng Rạng Đông (tiếng Nga: Aurora) được hạ thủy và ba năm sau đó được đưa vào biên chế của hạm đội hải quân Đế quốc Nga. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Trải qua 124 năm, con tàu này là nhân chứng của bánh xe lịch sử nước Nga qua ba chế độ xã hội: Phong kiến, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Ngày nay, Aurora là con tàu có lịch sử lâu năm nhất của Hải quân Nga còn hoạt động. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tên gọi Aurora được đặt theo tên một chiếc tàu khu trục của Hải quân đế quốc Nga tham gia Chiến tranh Crimea 1854. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tàu Aurora được đóng tại Nhà máy đóng tàu Baltic, dựa trên thiết kế nguyên mẫu của tàu tuần dương Talbot hiện đại nhất của Hải quân Anh vào thời điểm đó. Chỉ riêng việc đóng tàu đã tiêu tốn khoảng 6,4 triệu ruble. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tàu Aurora đã trở thành một biểu tượng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (nổ phát súng ra hiệu cho cuộc tấn công cuối cùng vào Cung điện Mùa Đông tại Petrograd năm 1917). (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Kể từ năm 1948, con tàu neo đậu vĩnh cửu ở ven sông Neva tại thành phố Saint Petersburg. Năm 1957, chiến hạm Rạng Đông trở thành tàu bảo tàng và trên boong tàu là một chi nhánh của Bảo tàng Hải quân Nga. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Về thông số kỹ-chiến thuật, tàu Aurora có chiều dài 126,8 mét, rộng 16,8m và chiều cao thân tàu 6,4m, được trang bị 42 khẩu pháo với 4 cỡ đạn khác nhau cùng ba hệ thống phóng ngư lôi. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tổng lượng giãn nước của tàu Aurora là 7130 tấn, độ dày trung bình của lớp giáp là 63,5mm, riêng lớp giáp bảo vệ trên boong và buồng lái có độ dày 152mm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tàu Rạng Đông có thể đạt vận tốc 19,2 hải lý/giờ (35,5km/h), tầm bắn của pháo hạm 4000 hải lý (7,4km), một số khẩu pháo sau khi cải tiến có tầm bắn được nâng lên 9,8km. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Thủy thủ đoàn của tàu Rạng Đông gồm tổng cộng 570 người, trong đó có 20 sỹ quan. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tàu tuần dương Aurora từng tham gia 3 cuộc chiến tranh và trải qua 2 cuộc cách mạng của thế kỷ XX. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Trong các năm 1902-1903, tàu tuần dương Aurora trải qua quá trình thử nghiệm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Mùa Hè năm 1903, chiến hạm này thực hiện chuyến hành trình kiểm tra đầu tiên sau khi được biên chế vào lực lượng Hải quân Đế quốc Nga. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Sau khi Nhật Bản tuyên chiến với Đế quốc Nga, tàu tuần dương Aurora cùng với một số tàu cùng lớp này được tăng cường cho mặt trận phía Đông, biên chế thành sư đoàn tàu chiến thứ hai của Hạm đội Thái Bình Dương. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Năm 1904, trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở vùng Viễn Đông, tàu tuần dương Aurora tham gia tập trận ở cảng Kronstadt. Sa hoàng Nicholas II lên thăm tàu, nói chuyện với thủy thủ đoàn trước khi lên đường. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Trong quá trình chiến đấu, tàu tuần dương Aurora đã bắn tổng cộng hơn 1900 quả đạn pháo các loại về phía tàu Nhật Bản. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Trong chiến tranh Thế giới thứ Nhất, chiến hạm Rạng Đông thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển Baltic. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Cuối năm 1916, tuần dương hạm đến thành phố Petrograd (ngày nay là Saint Petersburg) để sửa chữa. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Từ năm 1957, tàu tuần dương Aurora trở thành bảo tàng nổi trên sông Neva thuộc chi nhánh bảo tàng quân sự hải quân trung ương. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Trong các năm 2014-2016, chiến hạm Rạng Đông được thay thế các phụ kiện bên ngoài, dây cáp điện, máy bơm, hệ thống chữa cháy và máy phát điện diesel. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Trong các năm 2014-2016, chiến hạm Rạng Đông được thay thế các phụ kiện bên ngoài, dây cáp điện, máy bơm, hệ thống chữa cháy và máy phát điện diesel. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Chiến hạm Rạng Đông cũng được lắp đặt thiết bị định vị, thiết bị liên lạc và vô tuyến hoàn toàn mới. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Ước tính tổng chi phí sửa chữa cho con tàu này lên tới 840 triệu ruble (năm 2016). (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Ngày nay, ngoài sứ mạng của một bảo tàng lịch sử quân sự, chiến hạm Rạng Đông vẫn là nơi trú đóng của một đơn vị hải quân Nga có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc con tàu và thực hiện các nghi lễ của quân đội và nhà nước. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Các hiện vật bên trong bảo tàng chiến hạm Rạng Đông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Các hiện vật bên trong bảo tàng chiến hạm Rạng Đông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Bên trong bảo tàng chiến hạm Rạng Đông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Các hiện vật bên trong bảo tàng chiến hạm Rạng Đông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Chiếc mỏ neo trưng bày bên trong bảo tàng chiến hạm Rạng Đông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Các hiện vật bên trong bảo tàng chiến hạm Rạng Đông. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Tàu tuần dương Aurora neo đậu bên bờ sông Neva. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Những chiếc mỏ neo của tàu tuần dương Aurora. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
Chiến hạm Rạng Đông là một trong những điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với nước Nga. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục