Các nhà khoa học đã mô tả cách thức họ sử dụng những hình ảnh vệ tinh độ phângiải cực cao để ước tính số lượng chim cánh cụt ở mỗi đàn ở xung quanh đường bờbiển của lục địa băng giá này.
Nhờ sử dụng kỹ thuật “pan-sharpening” để tăng độ phân giải của hình ảnh vệ tinh,các nhóm khoa học đã có thể phân biệt giữa chim cánh cụt, băng, bóng và phânchim. Sau đó họ tiến hành chụp ảnh trên không và đếm trên mặt đất.
Tác giá chính của báo cáo và nhà địa lý học tại Cơ quan khảo sát Nam Cực Anh(BAS) khẳng định: “Chúng tôi hết sức vui mừng vì có thể định vị và xác định mộtsố lượng lớn chim cánh cụt hoàng đế đến vậy. Chúng tôi đã đếm được 595.000 con,gần gấp đôi so với những con số ước tính trước đó vào khoảng 270.000 đến 350.000con.”
“Những biện pháp mà chúng tôi sử dụng là một bước tiến lớn trong ngành sinh tháihọc Nam Cực vì chúng tôi có thể tiến hành nghiên cứu một cách an toàn và hiệuquả mà không tác động nhiều đến môi trường, và đưa ra những ước tính về toàn bộsố lượng chim cánh cụt.”
Chim cánh cụt hoàng đế sinh sống ở những khu vực rất khó có thể nghiên cứu vìnhững nơi này xa xôi và thường không thể tiếp cận trong điều kiện nhiệt độ đếnâm 50 độ C.
Với bộ lông màu đen và trắng, chim cánh cụt hoàng đế nổi bật trên tuyết và cóthể nhìn rõ các bầy chim từ hình ảnh vệ tinh. Kỹ thuật mới này cho phép nhómnghiên cứu phân tích 44 đàn chim cánh cụt hoàng đế quanh Nam Cực trong đó có bảyđàn chưa được xác định trước đó./.