Chính phủ Bulgaria vẫn đối mặt với nguy cơ phải từ chức

Chính phủ liên hiệp Bulgaria vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm song vẫn đối mặt nguy cơ phải từ chức, nảy sinh sau khi đảng Xã hội cầm quyền giành kết quả thấp trong bầu cử EP.
Chính phủ Bulgaria vẫn đối mặt với nguy cơ phải từ chức ảnh 1Thủ tướng Plamen Oresharski. (Nguồn: Flickr)

Ngày 13/6, Chính phủ liên hiệp Bulgaria đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội song vẫn đối mặt nguy cơ phải từ chức, nảy sinh sau khi đảng Xã hội cầm quyền giành kết quả thấp trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) tháng Năm vừa qua.

Đây là lần thứ năm, Chính phủ của Thủ tướng Plamen Oresharski bị đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm và là diễn biến mới nhất trong thời kỳ bất ổn chính trị đang "đeo bám" Bulgaria, quốc gia nghèo nhất trong Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang lúng túng với những cải cách kinh tế cũng như các nỗ lực giải quyết vấn nạn tham nhũng.

Trước đó, Chính phủ đã nhượng bộ trước những lời kêu gọi của đối tác trong liên minh cầm quyền đại diện cho cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ và của phe đối lập về tổ chức cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn thứ hai trong vòng hơn một năm qua.

Trong trường hợp Chính phủ từ chức, Tổng thống Rosen Plevneliev sẽ phải chỉ định chính phủ tạm quyền để điều hành đất nước cho đến ngày bầu cử.

Theo các nhà quan sát, đảng GERB đối lập có thể đảm nhiệm công việc quan trọng này, mặc dù GERB cũng có thể tìm kiếm đối tác để duy trì một chính phủ liên hiệp lâm thời ổn định.

Bulgaria đang đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm chạp 1,3%, tỷ lệ thấp nghiệp cao kéo dài và các dòng đầu tư nước ngoài "lao dốc."

Chính phủ nước này phải hết sức khéo trong các hoạt động ngoại giao để tham gia dự án xây dựng đường ống khí đốt mang tên Dòng chảy phương Nam do Nga đứng đầu trong bối cảnh Mỹ và EU đang đe dọa trừng phạt nếu Bulgaria tiếp tục tham gia dự án chuyển khí đốt từ Nga đến các thị trường châu Âu này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.