Chính phủ Đức nối lại xuất khẩu vũ khí sang Saudi Arabia

Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck xác nhận trong bức thư gửi Hạ viện rằng một số thỏa thuận về xuất khẩu vũ khí đã được Thủ tướng Olaf Scholz chấp thuận trước chuyến công du của ông tới vùng Vịnh.
Chính phủ Đức nối lại xuất khẩu vũ khí sang Saudi Arabia ảnh 1Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, chính phủ liên minh ở Đức đã thông qua các thỏa thuận mới về xuất khẩu vũ khí cho Saudi Arabia.

Báo Spiegel và hãng thông tấn DPA của Đức ngày 1/10 đưa tin Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck xác nhận trong bức thư gửi Hạ viện rằng một số thỏa thuận về xuất khẩu vũ khí đã được Thủ tướng Olaf Scholz chấp thuận trước chuyến công du của ông tới vùng Vịnh.

Theo thông tin trên, các giấy phép xuất khẩu vũ khí là một phần trong chương trình hợp tác chung với Italy, Tây Ban Nha và Anh. Theo đó, chính quyền Riyadh có thể mua thiết bị và đạn dược cho các loại máy bay phản lực Eurofighter và Tornado, trị giá 36 triệu euro (35,2 triệu USD). Ngoài ra, dự án hợp tác với châu Âu cũng sẽ cung cấp phụ tùng thay thế cho các máy bay vận tải tiếp nhiên liệu đa năng  Airbus A330 MRTT trị giá 2,8 triệu euro.

[Triển lãm vũ khí quốc tế tại UAE khai mạc trong bối cảnh dịch COVID-19]

Doanh số bán vũ khí của Đức cho Saudi Arabia đạt 1,24 tỷ euro vào năm 2012. Nhưng năm 2018, Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Đức khi đó đã nhất trí cấm xuất khẩu vũ khí cho các nước liên quan đến cuộc chiến ở Yemen. Thỏa thuận có một số ngoại lệ cho phép xuất khẩu một số vật liệu quân sự của Đức tới quốc gia vùng Vịnh này.

Tuy nhiên, lệnh cấm hoàn toàn có hiệu lực 1 năm sau đó, sau những cáo buộc liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi. Lệnh cấm này đã được gia hạn 2 lần kể từ đó.

Thông tin trên xuất hiện sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz trở về từ chuyến công du tới một số nước vùng Vịnh gồm Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Qatar nhằm thảo luận về các mối quan hệ song phương cũng như tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế sau khi Nga cắt giảm nguồn cung dầu khí cho các nước EU./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.