Chính phủ Hy Lạp muốn nối lại đàm phán với các chủ nợ quốc tế

Chính phủ Hy Lạp muốn nối lại các cuộc đàm phán với các chủ nợ quốc tế ngay lập tức nhằm đạt được một thỏa thuận để giữ cho Athens không rơi vào tình trạng vỡ nợ.
Chính phủ Hy Lạp muốn nối lại đàm phán với các chủ nợ quốc tế ảnh 1Người dân Hy Lạp bỏ phiếu tại Thessaloniki ngày 5/7. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Reuters, người phát ngôn của Chính phủ Hy Lạp Gabriel Sakellaridis ngày 5/7 cho biết chính phủ nước này muốn nối lại các cuộc đàm phán với các chủ nợ quốc tế ngay lập tức nhằm đạt được một thỏa thuận để giữ cho Athens không rơi vào tình trạng vỡ nợ.

Phát biểu trên Đài truyền hình Hy Lạp sau khi các kết quả thăm dò về cuộc trưng cầu ý dân Hy Lạp cho thấy số phiếu nói "Không" với kế hoạch cải cách theo đề xuất của các chủ nợ đang dẫn trước rõ rệt, ông Sakellaridis nêu rõ: “Các cuộc đàm phán này sẽ cần phải được hoàn tất nhanh chóng, thậm chí sau 48 giờ đồng hồ. Chúng tôi sẽ dốc sức để đạt được thỏa thuận này này sớm."

Truyền thông Israel đưa tin Ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Kotzias ngày 6/7 sẽ có chuyến thăm chính thức tới Israel bất chấp việc tương lai của Hy Lạp cũng như chính phủ nước này vẫn còn chưa ngã ngũ.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Kotzias sẽ có các cuộc gặp gỡ với các quan chức cấp cao của nước chủ nhà như Thứ trưởng Ngoại giao Tzipi Hotovely, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Benjamin Netanyahu, Tổng thống Reuven Rivlin, Bộ trưởng Năng lượng Yuval Steinitz và Bộ trưởng Nội vụ Silvan Shalom.

Ngoài ra, ông Kotzias dự kiến cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ với thủ lĩnh lực lượng đối lập ở Israel Isaac Herzog cũng như giới lãnh đạo Palestine ở thành phố Ramallah ở khu vực Bờ Tây.

Trong những năm gần đây mối quan hệ song phương giữa Israel và Hy Lạp ngày càng được tăng cường với việc hai bên có nhiều lợi ích chiến lược chung trong khu vực./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.