Chính phủ Séc vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội

Phe đối lập đã không thể tập hợp đủ 101 phiếu cần thiết tại cơ quan lập pháp 200 ghế này để có thể hạ bệ được chính phủ đương nhiệm Andrej Babis.
Chính phủ Séc vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội ảnh 1Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Chính phủ Séc của Thủ tướng Andrej Babis đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội ngày 26/6.

Phe đối lập đã không thể tập hợp đủ 101 phiếu cần thiết tại cơ quan lập pháp 200 ghế này để có thể hạ bệ được chính phủ đương nhiệm.

Nghị sỹ Jana Cernochova thông báo: "85 nghị sỹ bỏ phiếu bất tín nhiệm nội các, trong khi 85 nghị sỹ bỏ phiếu chống."

Chỉ 170 nghị sỹ tham gia bỏ phiếu, 30 người vắng mặt hoặc bỏ phiếu trắng. Cuộc bỏ phiếu đã diễn ra sau một phiên họp kéo dài 17 giờ để thảo luận về kiến nghị của phe đối lập.

[Bầu cử Nghị viện châu Âu: Cử tri Séc mong muốn cải cách EU]

Thủ tướng Babis lên án cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ do ông lãnh đạo là "âm mưu gây bất ổn đất nước."

Phát biểu tại Quốc hội, ông khẳng định: "Đây là âm mưu gây bất ổn đất nước của chúng ta, chống lại lợi ích của nhân dân. Tôi là thủ tướng của toàn dân Séc, tôi đấu tranh để bảo vệ lợi ích của họ."

Thủ tướng Babis cũng bày tỏ hy vọng nội các hiện nay có thể đi hết nhiệm kỳ 4 năm của mình.

Theo phóng viên TTXVN tại Prague, Chính phủ liên minh của Thủ tướng Babis bị phe đối lập chỉ trích sau khi các khoản trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) được chi trả cho công ty cũ của ông Babis.

5 đảng đối lập đã yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm, sau khi một báo cáo sơ bộ của EU kết luận các khoản trợ cấp đã dẫn đến sự xung đột lợi ích vì ông Babis vẫn chính thức điều hành doanh nghiệp này.

Cuối tuần qua, phe đối lập đã kích động người dân xuống đường biểu tình yêu cầu Thủ tướng Babis từ chức.

Các công tố viên cũng đang xem xét liệu có nên truy tố ông Babis về cáo buộc gian lận liên quan đến các quỹ của EU trong một vụ án riêng hay không./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.