Chính thủ tạm quyền Italy công bố một loạt quy tắc quản lý

Thủ tướng Draghi cho biết chính phủ sẽ tiếp tục họp định kỳ và các nghị sỹ sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật, chẳng hạn như phê chuẩn các dự luật đã có thành luật trước khi ông từ chức.
Chính thủ tạm quyền Italy công bố một loạt quy tắc quản lý ảnh 1Tổng thống Sergio Mattarella (trái) và Thủ tướng Mario Draghi (phải). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thủ tướng Italy sắp mãn nhiệm Mario Draghi đã nêu ra một loạt quy tắc quản lý của chính phủ tạm quyền do ông đứng đầu.

Ngày 21/7 vừa qua, Thủ tướng Draghi đã từ chức sau 17 tháng cầm quyền. Tuy nhiên ông tiếp tục là người đứng đầu chính phủ Italy cho đến ngày 25/9, khi một cuộc bầu cử quốc hội mới được tổ chức.

Trước khi đến thời điểm đó, Thủ tướng Draghi đã chỉ thị cho chính phủ của ông tiếp tục tham gia giải quyết các vấn đề hiện tại của đất nước, bao gồm việc thực thi các đạo luật và quyết định vốn được Quốc hội phê chuẩn, thông qua các hành động khẩn cấp.

[Tổng thống Italy giải tán Quốc hội, mở đường cho bầu cử sớm]

Phát biểu tại thủ đô Rome, Thủ tướng Draghi cho biết chính phủ sẽ tiếp tục họp định kỳ và các nghị sỹ sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật, chẳng hạn như phê chuẩn các dự luật đã có thành luật trước khi ông từ chức.

Về đối ngoại, ông Draghi nhấn mạnh Italy tiếp tục tham gia như trước đây tại các tổ chức đa phương như Liên hợp quốc, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Hội đồng châu Âu, Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), và bất kỳ thỏa thuận ràng buộc nào cũng sẽ phải được Thủ tướng Draghi chấp thuận.

Tuy nhiên, Thủ tướng Draghi cho biết sẽ không có luật mới hoặc đề xuất lập pháp nào được xem xét cho đến khi nước này tiến hành một cuộc bầu cử quốc hội mới, trừ khi đó là luật do luật pháp Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.